Vì nguyên nhân gây vôi hóa phổi phải do vi trùng nên bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người sang người.
Biến chứng
Bệnh vôi hóa phổi có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp nốt vôi hóa ở phổi quan sát được trên X-quang đều là khối u lành tính (chiếm tỷ lệ 95%) nhưng khi quan sát thấy các “đốm trắng” hay “bóng mờ” này ở phổi bác sĩ vẫn khuyên bệnh nhân tiến hành thêm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân và loại trừ ung thư.
Mặt khác, nốt vôi hóa phổi cũng xuất hiện và tiến triển âm thầm, người bệnh thường không biểu hiện triệu chứng cho đến khi vô tình chụp X-quang ngực. Hoặc nếu khối u phát triển lớn sẽ chèn ép lên đường thở, làm người bệnh bị ho, thở khò khè hay khó thở.
Một số trường hợp hiếm gặp, triệu chứng của nốt phổi sẽ giống với ung thư phổi giai đoạn đầu nên bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân tiến hành giám sát tích cực.Trong 6-12 tháng, bệnh nhân sẽ được chụp CT-scan lồng ngực một lần nữa. Nếu các nốt vẫn giữ nguyên kích thước trong thời gian theo dõi hai năm thì không có khả năng là ung thư. Ngược lại, nếu khối u này lớn hơn (có kích thước khoảng 12 mm) thì bác sĩ có thể yêu cần thực hiện thêm các xét nghiệm như sinh thiết để xác định ung thư.
Điều trị
Những cách điều trị vôi hóa phổi
Với các nốt ở phổi lành tính, có kích thước nhỏ có thể tự lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đây lại là biểu hiện tiềm ẩn cho các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, cách điều trị vôi hóa phổi chủ yếu là xác định và giải quyết các nguyên nhân gây bệnh.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!