Hẹp van tim, đặc biệt là hẹp van 2 lá, van động mạch chủ là tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, suy tim và đột quỵ, nếu bệnh không được điều trị tốt.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Hẹp van tim, đặc biệt là hẹp van 2 lá, van động mạch chủ là tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Người bệnh có thể phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, suy tim và đột quỵ, nếu bệnh không được điều trị tốt.
Hẹp van tim là bệnh lý ngày càng tăng về lượng người mắc phải và tỷ lệ các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Hẹp van 2 lá và van động mạch chủ là một trong các tình trạng phổ biến nhất. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm về bệnh lý này nhé!
Hẹp van tim là tình trạng các lá van không thể mở ra hoàn toàn làm cản trở quá trình lưu thông máu qua van. Bệnh xảy ra khi cấu trúc các lá van bị thay đổi, thay vì thanh mảnh, mềm mại như bình thường, chúng bị dày lên, xơ cứng hoặc dính lại với nhau.
Tùy theo vị trí hẹp, mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau, nhưng van 2 lá và van động mạch chủ thường hay bị hẹp hơn cả. Van 3 lá và van động mạch phổi ít khi bị hẹp.
Sau đây là một số nguyên nhân hẹp van tim phổ biến bao gồm:
Những yếu tố khiến bạn tăng nguy cơ bị hẹp van tim bao gồm tiền sử sốt thấp khớp và nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus nhưng đều do không được điều trị triệt để.
Hẹp van tim thường tiến triển chậm, người bệnh có thể không thấy bất kỳ triệu chứng nào trong một thời gian dài. Các dấu hiệu hẹp van 2 lá, hẹp van động mạch chủ thường bộc lộ sớm hơn so với hẹp van 3 lá, van động mạch phổi. Một số triệu chứng bệnh hẹp van tim thường gặp như:
Các triệu chứng này có thể trầm trọng hơn khi mang thai, stress hoặc bị nhiễm trùng. Trong trường không được phát hiện sớm, bệnh có thể sẽ nhanh chóng tiến triển nặng hơn và cuối cùng là suy tim với các triệu chứng như:
Hẹp van tim làm cho lượng máu chuyển đến không tỷ lệ thuận với lượng máu được chuyển đi. Điều đó gây ra tình trạng ứ máu ở phổi hoặc các buồng tim và có thể gây biến chứng nguy hiểm sau:
Hẹp van tim thường nguy hiểm hơn hở van tim, bạn có thể bị nguy cơ hình thành máu đông, kẹt van, hỏng van cao hơn, nhất là van 2 lá và van động mạch chủ.
Trong những trường hợp hẹp van nhẹ và chưa xuất hiện triệu chứng, bạn chỉ cần khám định kỳ và tiêm phòng, dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trước khi làm các thủ thuật gây chảy máu như nhổ răng, phẫu thuật…
Khi bệnh nặng lên với các biểu hiện đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, tùy vào tình trạng bệnh bạn sẽ có cách điều trị khác nhau. Bác sĩ sẽ quyết định sử dụng thuốc hay can thiệp nong van, sửa van hay thay van tim mới để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
Một số thuốc có thể giúp bạn giảm tình trạng hoạt động quá tải cho tim, đồng thời kiểm soát nhịp tim và làm giảm các triệu chứng của bệnh, trì hoãn thời gian phải nong van, thay van…
Một số thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống loạn nhịp tim và kháng sinh thường được sử dụng trong bệnh hẹp van.
Không có phương pháp nào tốt nhất, mỗi phương pháp sẽ phù hợp với tình trạng bệnh thực tế của mỗi người bệnh. Các phương pháp bao gồm:
Nong van bằng bóng qua da: được áp dụng với một số trường hợp bị hẹp van, với điều kiện tổ chức van còn tốt, chưa bị vôi hóa. Thủ thuật này có thể giúp giảm mức độ hẹp, cải thiện được triệu chứng và chất lượng sống của người bệnh mà chưa cần thay van.
Phẫu thuật van tim:
Trường hợp van bị tổn thương nặng và không thể chữa được, sẽ có các cách phẫu thuật van tim như:
Đối với những bệnh nhân hẹp van tim, các bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên điều chỉnh lối sống lành mạnh sau đây như:
Mặc dù nguy hiểm hơn hở van tim, song hẹp van tim vẫn có thể bị đẩy lùi nếu bạn chủ động kiểm soát bệnh sớm và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ cần bạn áp dụng đúng cách, sức khỏe sẽ phục hồi sớm!
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!