Để điều trị ho, thuốc ho thường là lựa chọn đầu tiên của nhiều người. Có rất nhiều dạng thuốc với thành phần thuốc ho khác nhau trên thị trường hiện nay. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà sử dụng loại thuốc thích hợp.
Ho là một bệnh rất phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Mặc dù ho không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng nó thường gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày. Thông thường, các thuốc ho là lựa chọn điều trị đầu tiên của nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách dùng đúng cách sẽ khiến việc điều trị bệnh gặp khó khăn hơn.
Thông thường, ho không cần phải điều trị. Nếu ho do cảm cúm, cảm lạnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên làm dịu cơn ho do cảm lạnh, viêm phế quản khi chúng làm bạn mất ngủ hay cản trở sinh hoạt hằng ngày là cần thiết. Hiện nay, để giảm ho thường dùng thuốc giảm ho, thuốc long đờm hoặc các sản phẩm chiết xuất dược liệu khác. Mỗi phương pháp đều có những tác dụng và cách dùng khác nhau.
Ngăn chặn ho khan
Thuốc ho là thuốc làm dịu cơn ho bằng cách ngăn chặn phản xạ ho khan của cơ thể. Trong thành phần thuốc ho này phổ biến nhất là dextromethorphan. Bạn sẽ thấy tên hoạt chất này được ghi tắt là DM trên chai hoặc gói thuốc. Tuy nhiên, bạn lưu ý đây là loại thuốc không sử dụng cho điều trị ho có đờm và thuốc không làm giảm đau như thuốc codein – thuốc chỉ được bác sĩ chỉ định.
Ngoài ra, dùng viên kẹo ngậm có chứa mật ong hay tinh dầu bạc hà cũng có thể giúp bạn giảm đau họng và làm dịu cơn ho hiệu quả.
Thuốc long đờm
Ho có đờm có thể là một điều tốt vì nó làm sạch các chất nhầy bẩn trong đường hô hấp. Tuy nhiên, các cơn ho thường gây khó chịu cho người bệnh và thậm chí là làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Đặc biệt hãy đến gặp bác sĩ nếu cơn ho khiến bạn mất ngủ.
Một số bác sĩ có thể khuyên bạn uống nhiều nước để loại bỏ các chất nhầy, nhưng bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc có guaifenesin. Thuốc này giúp thoát nước, vì vậy đờm dễ di chuyển ra ngoài hơn. Các tác dụng phụ của thuốc ho này thường gặp nhất là buồn nôn, ói mửa.
Sử dụng tinh dầu bạc hà
Long não và tinh dầu bạc hà thường được biết đến là phương pháp điều trị ho tự nhiên. Chúng thường ở dạng thuốc mỡ dùng để chà xát vào cổ họng và ngực. Các dạng này thường có mùi mạnh và bốc hơi nhanh giúp giảm ho và bớt ngạt. Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu bạc hà ở dạng lỏng với máy xông tinh dầu – một công cụ làm bay hơi nước vào không khí giúp bạn có thể hít vào và trị ho hiệu quả.
Ngoài ra, hiện nay chiết xuất lá thường xuân cũng là một thành phần thuốc ho với công dụng long đờm do tác động lên việc sản xuất chất nhầy, đờm ở cổ họng đã được chứng minh.
Kết hợp các loại thuốc khác
Nhiều phương pháp điều trị ho kết hợp các thuốc giảm ho và long đờm với nhiều loại thuốc điều trị các triệu chứng khác, bao gồm thuốc kháng histamin, thuốc làm thông mũi và thuốc giảm đau.
Các dạng kết hợp này có thể tốt nếu bạn có kèm theo các triệu chứng cảm lạnh như đau nhức người, ho và nghẹt mũi. Tuy nhiên, nhược điểm là có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Bạn có thể quan tâm: Cách trị ho về đêm giúp bạn ngủ ngon giấc
Thuốc ho có an toàn không?
Tác dụng phụ của thuốc ho
Bác sĩ có thể khuyên bạn không cần điều trị ho do cảm lạnh trừ khi nó làm bạn mất ngủ hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Ho ra chất nhầy sẽ giúp cho phổi sạch. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn hút thuốc lá hoặc có bệnh hen suyễn hay khí phế thũng.
Người lớn khỏe mạnh thường không mắc phải các tác dụng phụ của thuốc ho không kê đơn. Nhưng đôi lúc, các thuốc này sẽ gây buồn ngủ, chóng mặt và khó chịu. Một số người đã có bệnh nền, người cao tuổi hay người lạm dụng thuốc ho thời gian dài dễ xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc.
Ngoài ra, Dextromethorphan có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc điều trị trầm cảm. Ngoài ra, một số kết hợp thuốc cảm và thuốc trị ho chứa chất làm thông mũi có thể gây tăng huyết áp. Vì vậy, không sử dụng loại này nếu bạn bị huyết áp cao hoặc có bệnh tim bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Trước khi dùng thuốc ho dạng không kê đơn, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có các triệu chứng như sau:
- Sốt.
- Hụt hơi.
- Ho kéo dài hơn một vài tuần (được gọi là ho mãn tính hoặc ho kéo dài).
- Thở khò khè khi ho hoặc thở. Điều này có nghĩa là bạn cần một loại thuốc kê đơn để điều trị viêm (sưng) và thu hẹp đường thở.
Ho thường khỏi sau 1-2 tuần, nếu đã dùng thuốc nhưng cơn ho của bạn vẫn kéo dài đến hơn 2 tuần hoặc tái phát, hãy đừng dùng thuốc và đến gặp bác sĩ để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Tóm lại, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào không riêng thuốc ho, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Điều này vừa đảm bảo hiệu quả điều trị, lại an toàn cho sức khỏe của bạn.
[embed-health-tool-bmi]