2. Thực hiện can thiệp nha khoa

Đối với những người bị chứngngủ nghiến răng (kể cả người lớn và trẻ nhỏ), bác sĩ có thể đề xuất cách để bảo vệ và cải thiện sức khỏe răng miệng. Mặc dù những phương pháp này có thể ngăn ngừa hoặc điều chỉnh tình trạng mài mòn răng, chứng nghiến răng khi ngủ của người bệnh có thể sẽ vẫn không được ngăn chặn.
Các can thiệp nha khoa có thể bao gồm:
• Dụng cụ bảo vệ hàm: Dụng cụ này được thiết kế để giữ răng tách nhau ra, tránh những tổn thương cho răng gây ra bởi nghiến, siết hoặc nghiền. Dụng cụ bảo vệ hàm có thể được làm bằng vật liệu mềm hoặc acrylic cứng và phù hợp với răng ở hàm trên và hàm dưới của người dùng.
• Chỉnh nha: Nếu việc đeo nẹp răng khiến bạn nhạy cảm hoặc hạn chế khả năng nhai, bác sĩ nha khoa có thể cần chỉnh nha, đặc biệt là bề mặt nhai của răng để sửa chữa hư hỏng trên răng.
3. Áp dụng các liệu pháp tâm lý để chữa chứng ngủ nghiến răng
Một trong những cách dưới đây có thể giúp chứng nghiến răng khi ngủ được cải thiện.
• Kiểm soát stress: Nếu chứng nghiến răng khi ngủ là do stress gây ra, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng cách học các cách giúp thư giãn, ví dụ như thiền. Nếu chứng nghiến răng có liên quan đến lo lắng, những lời khuyên từ các bác sĩ tâm lý hoặc nhân viên tư vấn sẽ giúp ích.
• Thay đổi hành vi: khi phát hiện ra mình bị chứng nghiến răng khi ngủ, người bệnh có thể thay đổi hành vi bằng cách thực hành tư thế miệng và hàm phù hợp. Bạn nên hỏi nha sĩ và để nha sĩ chỉ dẫn vị trí tốt nhất cho miệng và hàm.
• Phản hồi sinh học: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thay đổi thói quen, bạn có thể thử áp dụng phương pháp phản hồi sinh học (biofeedback). Phương pháp này sử dụng những quy trình giám sát và các thiết bị để hướng dẫn bạn cách kiểm soát hoạt động của cơ hàm.
4. Điều trị chứng ngủ nghiến răng bằng thuốc
Nhìn chung, các loại thuốc không đem lại hiệu quả đáng kể trong điều trị và cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác định hiệu quả của các loại thuốc này. Ví dụ về các loại thuốc dùng trong điều trị bao gồm:
• Thuốc giãn cơ: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giãn cơ trước khi đi ngủ, trong một khoảng thời gian ngắn.
• Tiêm Botox: Botox là một dạng độc tố của botulinum, có thể giúp một số người mắc chứng ngủ hay nghiến răng nghiêm trọng và không đáp ứng với các liệu pháp điều trị khác.
• Thuốc giúp kiểm soát lo lắng, stress hoặc chống trầm cảm: Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo lắng trong thời gian ngắn, để giúp bạn kiểm soát stress hoặc các vấn đề cảm xúc khác, là nguyên nhân gây ra hội chứng.
5. Khắc phục các nguyên nhân gây ngủ nghiến răng
Dựa trên nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng, bạn có thể cần sử dụng các liệu pháp để trị các rối loạn liên quan.
• Tác dụng phụ của thuốc: Nếu do tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó, bác sĩ có thể khuyên bạn thay đổi thuốc điều trị hoặc kê đơn loại thuốc khác thay thế.
• Rối loạn liên quan đến giấc ngủ: Giải quyết các rối loạn liên quan đến giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ có thể cải thiện hội chứng.
• Các vấn đề sức khỏe khác: Nếu chứng nghiến răng khi ngủ do các bệnh lý tiềm ẩn như trào ngược dạ dày thực quản gây ra, điều trị các vấn đề sức khỏe này có thể giúp cải thiện.
6. Cách chữa chứng nghiến răng ở trẻ

Khoảng 15–33% trẻ em cũng bị chứng nghiến răng khi ngủ, đặc biệt là khi trẻ mọc răng. Đa số trường hợp, trẻ sẽ không còn thói quen nghiến răng sau khi bộ răng vĩnh viễn của trẻ mọc đầy đủ.
Trẻ thường nghiến răng trong lúc ngủ nhiều hơn khi thức nhưng nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này vẫn chưa rõ. Một số yếu tố liên quan có thể kể đến như:
- Răng mọc chưa phù hợp và hàm trên và hàm dưới đôi khi chạm nhau
- Các bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe như thiếu hụt dinh dưỡng, dị ứng
- Các yếu tố tâm lý bao gồm lo lắng và căng thẳng
Nghiến răng khi ngủ ở trẻ ít khi gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây đau hàm, đau đầu. Bạn nên trao đổi với nha sĩ nếu răng của trẻ trông không bình thường hoặc nếu trẻ bị đau răng. Để giúp trẻ ngưng hoặc giảm nghiến răng, bạn cần:
- Giúp trẻ bình tĩnh hơn, đặc biệt là trước khi đi ngủ
- Massage cho trẻ và thực hiện một số động tác nhẹ nhàng để giúp thư giãn cơ
- Đảm bảo chế độ ăn cân bằng và cho trẻ uống nhiều nước. Tình trạng mất nước có thể gây ra nghiến răng
- Tham khảo bác sĩ để biết cách kiểm soát tình trạng nghiến răng ở trẻ
- Canh chừng giấc ngủ của trẻ để ngăn ngừa tình trạng nghiến răng khi ngủ
Phòng ngừa chứng ngủ nghiến răng
Bạn có thể phòng ngừa chứng nghiến răng khi ngủ bằng cách sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm do nha sĩ cung cấp. Dụng cụ này sẽ vừa với răng nên có thể ngăn ngừa răng nghiến vào nhau.
Những thói quen sống lành mạnh sau đây sẽ giúp bạn điều trị:
• Thư giãn toàn thân: Nghe nhạc, tắm nước ấm hoặc luyện tập thể dục có thể giúp bạn thư giãn và giảm nguy cơ mắc chứng ngủ nghiến răng
• Tránh dùng chất kích thích: Bạn hãy tránh cà phê, trà vì các loại nước này chứa chất caffeine. Bạn cũng nên tránh uống rượu vào buổi tối vì những chất kích thích có thể làm chứng nghiến răng khi ngủ trở nên tồi tệ hơn.
• Kiểm tra chứng nghiến răng khi ngủ: Ngủ ngon vào buổi tối có thể giúp điều trị các rối loạn giấc ngủ và giúp giảm chứng nghiến răng. Nếu bạn ngủ cùng với người khác, bạn nên nhờ người ngủ cùng để ý xem mình có nghiến răng hay tạo ra những âm thanh ken két vào ban đêm khi bạn ngủ hay không để đi khám kịp thời.
• Khám răng định kỳ: Khám răng là cách tốt nhất để nhận biết chứng nghiến răng, bác sĩ có thể nhận biết các dấu hiệu nghiến răng khi ngủ thông qua khám miệng và hàm trong những lần khám và kiểm tra răng miệng định kỳ.
Ngủ nghiến răng đôi khi có thể tự khỏi nhưng trong một số trường hợp bạn cần tới sự giúp đỡ của nha sĩ và bác sĩ tâm lý. Chỉ cần để ý tình trạng răng miệng là bạn có thể kịp thời xử lý tình trạng này trước khi gặp các biến chứng nguy hiểm hơn nhé.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!