Các loại tia X có thể ảnh hưởng đến mẹ bầu và em bé trong bụng

Vậy là bạn đã rõ có thai chụp X-quang có sao không. Thực chất, quá trình chụp X-quang trong khi mang thai rất khó có nguy cơ gây hại cho thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. Rad là tiêu chuẩn đo lường được sử dụng để đo cường độ của tia X. Đây là đơn vị phản ánh lượng bức xạ đã được cơ thể hấp thụ. Hầu hết các tia X bình thường đều dưới 5 đơn vị rad.
Tuy nhiên, đã có một số báo cáo chỉ ra rằng nếu thai nhi tiếp xúc với hơn 10 rad tia X có thể dẫn đến khuyết tật học tập, các vấn đề về phát triển mắt… Vì vậy, chỉ số rad của tia X là yếu tố chính quyết định xem liệu chúng có ảnh hưởng xấu đến thai nhi hay không. Do đó, nếu bắt buộc phải chụp X-quang trong quá trình mang thai, để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ở thai nhi, cần đảm bảo rằng tia X được sử dụng có chỉ số rad dưới 5.
Mẹ bầu chụp x quang có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Theo một số nghiên cứu được thực hiện bởi các hiệp hội danh tiếng như Hiệp hội X-quang Hoa Kỳ, tia X bình thường dùng chẩn đoán bệnh thường không đủ độ phóng xạ để gây ảnh hưởng đến thai nhi hoặc phôi thai đang phát triển. Tuy nhiên, bạn cần thông báo cho bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế về tình trạng mang thai của bản thân trước khi chụp X-quang. Khi đó, bác sĩ sẽ cân nhắc xem liệu chụp X-quang trong giai đoạn này có ảnh hưởng đến em bé trong bụng của bạn hay không.
Dù tia X với mức độ bức xạ thấp thường ít gây hại đến thai nhi nhưng các chuyên gia y tế vẫn hạn chế chụp X-quang cho mẹ bầu và chỉ tiến hành sau sinh để phòng tránh mọi tác động xấu có thể ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp buộc phải chụp X-quang để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn loại tia X phù hợp và hạn chế chụp X-quang vùng bụng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!