backup og meta

Cây vuốt mèo

Cây vuốt mèo

Tên thường gọi: Cây vuốt mèo

Tên khoa học: Uncaria tomentosa, Uncaria guianensis.

Họ: Rubiaceae.

Cây mọc ở nhiều quốc gia ở Trung và Nam Mỹ, đặc biệt là ở Amazon. Có 2 loài vuốt mèo (Uncaria tomentosa và Uncaria guianensis), được sử dụng để điều trị một số tình trạng sức khỏe như viêm khớp, các vấn đề tiêu hóa và nhiễm virus.

Tác dụng

Cây vuốt mèo dùng để làm gì?

Cây vuốt mèo được sử dụng như thuốc kích thích miễn dịch, thuốc chống viêm và thuốc tránh thai. Cây vuốt mèo thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp và viêm thấp khớp.

Vị thuốc này được sử dụng để điều trị rối loạn hệ tiêu hóa bao gồm viêm ruột già, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng và bệnh Crohn.

Một số người sử dụng vuốt mèo cho các bệnh nhiễm trùng do virus như bệnh giời leo (zona), vết loét do herpes và HIV/AIDS.

Cây vuốt mèo cũng được sử dụng cho hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS), giúp chữa lành vết thương, chống ký sinh trùng, giảm triệu chứng bệnh Alzheimer, hen suyễn, sốt mùa hè, ung thư (đặc biệt là ung thư đường tiết niệu), ung thư não, bệnh lậu – lỵ, tránh thai, đau trong xương và làm sạch thận.

Cơ chế hoạt động của cây vuốt mèo là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, người ta cho rằng cây vuốt mèo có khả năng chống viêm và kích thích miễn dịch. Những tác dụng này là nhờ sự kết hợp của một số thành phần hóa học trong cây. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định điều này.

Liều dùng

cây vuốt mèo dạng viên nang

Liều dùng thông thường của cây vuốt mèo là gì?

Cây vuốt mèo thường được dùng với liều lượng 1 g vỏ rễ cây 2-3 lần mỗi ngày. Hoặc là bạn có thể dùng 20-30 mg chiết xuất vỏ cây. Tuy nhiên, chưa có đủ nghiên cứu khoa học để xác định liều lượng thích hợp.

Liều dùng của cây vuốt mèo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây vuốt mèo có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây vuốt mèo là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Viên nang;
  • Rễ cây (dạng bột và cây tươi);
  • Viên nén.

Tác dụng phụ

hình ảnh cây vuốt mèo

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây vuốt mèo?

Cây vuốt mèo có thể gây ra một số tác dụng phụ như hạ huyết áp, tiêu chảy, buồn nôn và khó chịu dạ dày. Một số trường hợp khi dùng thuốc đã có phản ứng dị ứng, ảnh hưởng đến thận, thần kinh và tăng nguy cơ chảy máu cũng như kéo dài thời gian đông máu.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Thận trọng

thận trọng khi dùng thảo dược cây vuốt mèo

Trước khi dùng cây vuốt mèo bạn nên lưu ý những gì?

Vẫn chưa xác định được liệu mèo là có hiệu quả trong điều trị bệnh hay không. Tuy nhiên, Cục An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ không chấp thuận cây vuốt mèo là một vị thuốc.

Trong lúc sử dụng thuốc, bạn nên theo dõi huyết áp thường xuyên. Nếu huyết áp giảm đáng kể, ngưng dùng thuốc ngay lập tức.

Những quy định cho cây vuốt mèo ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây vuốt mèo nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây vuốt mèo như thế nào?

Không cho trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú dùng vuốt mèo. Một số ý kiến cho rằng vuốt mèo không an toàn trong khi mang thai và vẫn chưa có đủ nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc này ở người đang cho con bú. Tránh sử dụng vuốt mèo nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Vuốt mèo có thể kích thích hệ miễn dịch và làm tăng các triệu chứng của bệnh miễn dịch.

Ở những người bị rối loạn chảy máu, cây vuốt mèo có thể làm tăng nguy cơ bị thâm tím hoặc xuất huyết.

Có một số bằng chứng cho thấy cây vuốt mèo có thể làm giảm huyết áp. Nếu huyết áp của bạn đã quá thấp, hãy cẩn thận khi dùng thuốc.

Tương tác

Cây vuốt mèo có thể tương tác với những yếu tố nào?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây vuốt mèo.

Có rất nhiều loại thuốc có thể tương tác với cây vuốt mèo, đặc biệt là:

  • Thuốc cho bệnh gan;
  • Thuốc cho bệnh về hệ miễn dịch;
  • Thuốc trị cao huyết áp.

Bạn nên hỏi bác sĩ để tư vấn và nên liệt kê tất cả thuốc, thảo dược và thực phẩm bổ sung mà bạn đang sử dụng với bác sĩ.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Skidmore-Roth, Linda. Mosby’s Handbook Of Herbs & Natural Supplements. St. Louis, MO: Mosby, 2001. Bản in. Trang 151

Cat’s claw. http://www.drugs.com/drug-interactions/cat-s-claw.html. Ngày truy cập: 27/11/2015

Cat’s claw. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-395-cat’s%20claw.aspx?activeingredientid=395&activeingredientname=cat%27s%20claw. Ngày truy cập: 27/11/2015

Cat’s Claw. https://www.nccih.nih.gov/health/cats-claw#:~:text=Cat’s%20claw%20is%20a%20woody,tomentosa%20and%20U. Ngày truy cập: 31/03/2022

Cat’s claw. https://www.mountsinai.org/health-library/herb/cats-claw. Ngày truy cập: 31/03/2022

Cat’s claw. https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/complementary-and-alternative-treatments/types-of-complementary-treatments/cats-claw/. Ngày truy cập: 31/03/2022

Cat’s Claw. https://www.mskcc.org/cancer-care/integrative-medicine/herbs/cat-claw. Ngày truy cập: 31/03/2022

Phiên bản hiện tại

31/03/2022

Tác giả: Tran Pham

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Cây thù lù trị bệnh gì? Cách dùng và những lưu ý

Bệnh chlamydia và bệnh lậu: Điểm giống và khác nhau


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Tran Pham · Ngày cập nhật: 31/03/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo