Một số người đắp sả hay thoa trực tiếp tinh dầu sả lên da để trị các chứng đau đầu, đau bao tử, đau bụng và đau cơ. Tinh dầu sả cũng được sử dụng làm hương liệu trị chứng đau cơ trong các loại đèn xông tinh dầu.
Trong thức ăn và nước uống, cây sả cũng là một loại gia vị tạo mùi. Điển hình là người ta thường dùng lá sả để tạo hương vị “chanh” trong các loại trà thảo dược.
Ngạc nhiên hơn, các nghiên cứu đã chỉ ra sả có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Thành phần của sả
Cây sả, tên khoa học là Cymbopogon citratus, là một loại cỏ thân cao mang hương thơm, mọc quanh năm và có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Á. Cả hai loại lá tươi và lá khô của loại cây này đều chứa những loại dầu dễ bay hơi được tạo thành từ các hợp chất như citral và myrcene với giá trị dược liệu tuyệt vời.
Theo báo cáo của Trung tâm Chống Ung thư Memorial Sloan-Kettering, từ lâu, lá sả ngâm thuốc đã được dùng để điều trị một loạt các bệnh lý bao gồm chứng viêm, nhiễm nấm, mất ngủ và cao huyết áp. Liều dùng khuyến cáo sẽ thay đổi tùy thuộc vào tuổi tác và sức khỏe tổng quát của từng người hoặc bác sĩ sẽ cho bạn liều lượng thích hợp.
Ngoài ra, vì là một chất chống oxy hóa mạnh, sả có thể giúp bảo vệ các tế bào chống lại tổn thương gây ra bởi các gốc tự do không ổn định – loại tế bào tương tác và làm tổn thương ADN cùng các protein của tế bào, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh ung thư.