backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Hỏi đáp bác sĩ: Ngải cứu chữa đau bụng kinh có đúng không? Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền · Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 17/03/2022

    Hỏi đáp bác sĩ: Ngải cứu chữa đau bụng kinh có đúng không? Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?

    Bạn đọc hỏi:

    Con chào bác sĩ, con năm nay 17 tuổi, bị đau bụng kinh từ khi dậy thì. Con nghe nói giã hoặc xay lấy nước lá ngải cứu uống sẽ bớt đau. Ngải cứu chữa đau bụng kinh có đúng không ạ? Ngoài ra uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì khác không? Bác sĩ giải đáp giúp con với!

    Mai Quỳnh Chi (17 tuổi)

    Bác sĩ trả lời:

    Chào bạn,

    Với câu hỏi “Liệu ngải cứu có chữa đau bụng kinh, uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì”, BS CKI. Lai Ngọc Hiền (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM) giải đáp như sau:

    Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris, còn được biết với tên gọi là ngải diệp. Thành phần hoạt chất có trong lá cây ngải cứu có khả năng chống viêm, ức chế vi khuẩn gây hại và giảm đau hiệu quả. Nhờ đó, ngải cứu thúc đẩy quá trình chữa lành những tổn thương ở niêm mạc phần phụ, hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa, điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh.

    Trong y học cổ truyền, ngải cứu có công năng sát khuẩn, tiêu viêm, lưu thông khí huyết, giảm đau, điều kinh, an thai, lợi tiểu và thanh nhiệt.

    Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì

    Tác dụng của ngải cứu chữa đau bụng kinh là có thật. Tuy nhiên, vì dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Bạn không nên dùng thường xuyên hoặc liên tục dù nấu thành các món ăn, sắc uống thay nước hay ép lấy dịch tươi. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu dùng ngải cứu quá nhiều trong thời gian dài có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói xàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh… 

    Song song với việc quan tâm đến ngải cứu chữa đau bụng kinh có đúng không, uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì thì các đối tượng sau đây phải lưu ý không được tự ý dùng, cần đi khám và tư vấn bởi các chuyên gia sản phụ khoa: 

  • Người hay bị rối loạn tiêu hóa 
  • Mang thai 03 tháng đầu, hoặc 
  • Có tổn thương thực thể (viêm nhiễm nặng, u bướu…) vùng âm hộ, âm đạo, tử cung, buồng trứng…
  • Bạn có thể tham khảo cách sử dụng ngải cứu chữa đau bụng kinh ở tuổi dậy thì hoặc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt:

    Dùng 6-12g (tối đa 20g) ngải cứu khô hoặc tươi đều được, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường, chia uống 2 lần trong ngày hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Sắc uống trước kỳ kinh nguyệt từ 2 – 4 ngày, có thể dùng trong những ngày đang có kinh (nếu là đau bụng kinh). Sau vài ngày, cơ thể ổn, giảm đau, người đỡ mệt, máu ra đỏ, ít dần thì ngưng lại. Bạn nên dùng từng đợt, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài nhé. Nếu trong quá trình sử dụng, các triệu chứng không giảm, máu kinh ra nhiều hơn thì cũng không nên dùng tiếp và cần sớm đến cơ sở y tế thăm khám.

    Ngoài ra, trong thời gian hành kinh, bạn cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và lao động nặng, thức khuya nhiều hoặc dùng nhiều thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo ngọt, các chất kích thích cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tuổi dậy thì. 

    Hi vọng câu trả lời này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc liệu ngải cứu chữa đau bụng kinh có đúng không, uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì. Chúc bạn luôn khỏe!

    >> Bạn có thể muốn xem thêm:

    8 cách tự nhiên giúp bạn điều hòa kinh nguyệt

    9 cách chữa tắc kinh nguyệt tại nhà

    Trân trọng!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

    Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


    Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 17/03/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo