Cách sử dụng
Sau khi thu hái, người ta chỉ dùng lá của cây giảo cổ lam để làm dược liệu vì lá là bộ phận có nhiều dược chất nhất. Rửa sạch lá, rồi đem phơi nắng cho khô. Thông thường, người bán sẽ băm nhỏ lá để người dùng dễ sử dụng. Ngoài ra, thảo dược này cũng thường được chế biến thành dạng túi lọc.
Trà giảo cổ lam
Chuẩn bị
- 20g giảo cổ lam
- Ấm trà
- Nước đun sôi
Cách pha
Mỗi lần dùng giảo cổ lam để pha trà, bạn chỉ nên sử dụng khoảng 20g. Cho vị thuốc này vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Nước trà có thể uống thay nước trong ngày.
Bạn nên uống trà vào buổi sáng và đầu giờ chiều bởi đây là thời gian mà loại thảo dược này có thể giúp bạn cảm thấy minh mẫn, tỉnh táo và làm việc tốt hơn. Không nên dùng trà vào buổi tối trước khi đi ngủ vì nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây khó ngủ.

Dùng giảo cổ lam kết hợp với cây xạ đen, cà gai leo
Chuẩn bị
- Giảo cổ lam: 30g
- Xạ đen: 30g
- Cà gai leo: 20g
- Nước sôi: 1,5 lít
- Bình giữ nhiệt
Cách pha
Cho tất cả nguyên liệu vào bình giữ nhiệt, sau đó đổ thêm 1,5 lít nước sôi. Đậy nắp và ủ trong thời gian 30 phút là có thể sử dụng được.
Giảo cổ lam kết hợp với cây xạ đen và cà gai leo sẽ tạo nên một thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng chống ung thư. Ngoài ra, loại thức uống này còn giúp ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, viêm gan B…
Liều dùng
Đối tượng sử dụng
Những người nên sử dụng giảo cổ lam:
- Người bị mỡ máu, tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường
- Người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, khó ngủ, đau đầu…
- Người bị ung thư, u bướu
- Người bị gan nhiễm mỡ, xơ gan, suy gan…
- Các đối tượng muốn tăng cường sức đề kháng.
Những người không nên sử dụng cây giảo cổ lam:
- Phụ nữ đang mang thai
- Phụ nữ đang cho con bú
- Trẻ em dưới 6 tuổi
- Người đang dùng thuốc chống đào thải khi cấy ghép
- Người bị chứng “hư hàn”: chân tay lạnh, chịu rét kém, hay đổ mồ hôi, mệt mỏi, đuối sức, hơi thở ngắn…
Liều dùng thông thường của giảo cổ lam là gì?
Thảo dược này có tác dụng hạ đường huyết rất nhanh nhờ cơ chế tăng tiết insulin. Vì vậy, bạn đừng quá lạm dụng loại thảo mộc này bởi có thể dẫn đến trường hợp nguy hiểm khi bị hạ đường huyết đột ngột.
Nhìn chung, liều dùng đối với mỗi người khác nhau. Liều lượng này thường dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn không nên dùng quá 70g giảo cổ lam. Hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế
Giảo cổ lam có các dạng bào chế:
- Chiết xuất
- Bột
- Thuốc rượu.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng giảo cổ lam?

Giảo cổ lam là một loại thảo dược nếu được sử dụng đúng cách sẽ đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe và giúp phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Mất ngủ, khó ngủ
Nếu trước khi đi ngủ mà dùng giảo cổ lam thì rất dễ dẫn đến mất ngủ. Nguyên nhân là do giảo cổ lam có thể gây kích thích thần kinh, tăng hưng phấn. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng giảo cổ lam vào buổi sáng và đầu giờ chiều để giúp cơ thể tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn.
Hạ huyết áp
Giảo cổ lam có tác dụng giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng vị thuốc này quá mức thì có thể khiến huyết áp bị giảm một cách đột ngột, dẫn đến tình trạng cơ thể luôn mệt mỏi. Do đó, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng khoảng 60 – 70g ngày, đối với người bị huyết áp thấp, tốt nhất là nên dùng trà vào lúc ăn no hoặc có thể cho thêm vài lát gừng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!