backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Hỏi đáp bác sĩ: Cây vòi voi có tác dụng gì

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền · Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 29/06/2023

    Hỏi đáp bác sĩ: Cây vòi voi có tác dụng gì

    Cây vòi voi thường dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh xương khớp, mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm da cơ đia,… và được y học hiện đại chứng minh hiệu quả. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách có thể gây hại cho sức khoẻ. Vậy thì cây vòi voi có tác dụng gì? Cách dùng thế nào? Mời bạn cùng nghe câu trả lời từ BS CKI Lai Ngọc Hiền nhé!

    Cây vòi voi là gì?

    Vòi voi là loài cây mọc hoang rất nhiều ở các bãi cỏ hay những khu vườn hoang. Cây chỉ cao khoảng 25 – 40 cm. Thân cây cứng và nhiều lông. Lá nhăn nheo hình trứng, mép răng cưa. Hoa màu trắng hoặc tím, không cuống, mọc liền nhau thành hai hàng dài song song. Cả cụm hoa giống như một chiếc vòi voi.
    Đây là một vị thuốc có mặt khá nhiều trong y học cổ truyền và đã được y học hiện đại chứng minh hiệu quả, với tác dụng chính gồm giảm đau, giảm sưng viêm, thanh nhiệt, giải độc..

    Bạn đọc hỏi:

    Gần nhà em mọc rất nhiều cây vòi voi. Em nghe nói cây này dùng làm thuốc rất tốt. Không biết cây vòi voi có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào? Có độc không? Xin bác sĩ giải đáp giúp!

    Thảo (35 tuổi)

    Bác sĩ trả lời:

    Chào bạn, 

    Với câu hỏi “cây Vòi voi có tác dụng gì”, BS CKI. Lai Ngọc Hiền (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM) giải đáp như sau:

    Cây Vòi voi có tên khoa học là Heliotropium indicum Linn, thuộc họ Boraginaceae

    Cây Vòi voi có tác dụng gì theo y học hiện đại?

    Loại cây này được ghi nhận là có khả năng kháng khuẩn, kháng u, chống vô sinh, chữa lành vết thương, chống viêm, chống ung thư và lợi tiểu. 

    Bên cạnh đó, các báo cáo khoa học còn chứng minh loại thảo mộc này còn chứa chất:

    • Chống oxy hóa
    • Giảm đau
    • Chống lao
    • Chống co thắt
    • Chống đục thủy tinh thể
    • Hạ đường huyết
    • Chống ho
    • Chống tăng nhãn áp
    • Chống dị ứng
    • Tẩy giun sán, diệt ấu trùng… 

    Tuy nhiên, bên cạnh việc quan tâm cây Vòi voi có tác dụng gì, bạn phải lưu ý rằng độc tính của các chất trong cây Vòi voi phát tác âm ỉ, kéo dài, khó phát hiện. Chính vì thế, bạn không nên tùy tiện sử dụng hoặc phải thận trọng khi dùng. Mọi trường hợp tự ý dùng bài thuốc từ cây Vòi voi khi chưa được cho phép của người có chuyên môn đều có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng không mong muốn.

    Cây Vòi voi có tác dụng gì theo y học cổ truyền?

    Trong y học cổ truyền, cây Vòi voi còn có tên gọi là: Cẩu vĩ trùng, Dền voi, Đại vĩ đao, Nam độc hoạt. Cây được ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý:

    • Bệnh xương khớp như sưng đau mỏi gối, phong tê thấp
    • Mụn nhọt, mẩn ngứa
    • Viêm da cơ địa
    • Viêm họng…

    Nhờ tác dụng chính là giảm đau, giảm sưng viêm, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, lợi tiểu…

    Bên cạnh đó, có nhiều bài thuốc sử dụng vòi voi như một vị thuốc chữa bệnh ngoài da (lưu ý không được uống).

    Tác dụng của cây vòi voi

    Bài thuốc có chứa cây vòi voi

    Về vấn đề cây “Vòi voi có tác dụng gì, dùng như thế nào“, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc như:

    1. Điều trị viêm da cơ địa

    • Bài thuốc chườm: Vòi voi (lấy phần thân và lá) mang về rửa sạch, cắt khúc nhỏ, ngâm qua nước muối loãng trong 15 phút. Tiếp đó, vớt ra rồi để ráo nước, cho lên chảo sao nóng cùng giấm hoặc rượu cho đến khi ngả vàng. Bọc Vòi voi đã sao vào một chiếc túi vải sạch, chườm lên vùng da bị tổn thương hoặc cột chặt lại. Khi nào thuốc nguội thì bỏ ra, cho vào sao lại rồi tiếp tục chườm. Thực hiện liên tục ngày 2 lần trong 3 tuần.
    • Bài thuốc đắp: Lấy 1 nắm Vòi voi (cả thân, lá) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra, để ráo rồi cho vào cối giã nát. Sau đó, bạn hãy lấy đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương trong 30 phút (chú ý vệ sinh da trước khi đắp). Cuối cùng rửa sạch lại với nước ấm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần trong 2 – 3 tuần tình trạng viêm da cơ địa sẽ giảm đáng kể.
    • Vòi voi ngâm rượu: Lấy phân thân và rễ vòi voi rửa sạch, cắt khúc nhỏ rồi để ráo nước. Cho vòi voi vào bình rồi đổ ngập rượu vào, đậy nắp kín. Khi rượu ngả sang màu vàng thì có thể lấy ra dùng. Mỗi ngày 2 lần lấy rượu vòi voi thoa lên vùng da bị bệnh. Thực hiện liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần.

    2. Chữa bệnh á sừng

    Chữa bệnh á sừng cũng là ứng dụng khá hay của cây Vòi voi, bạn nên lưu lại khi tìm hiểu cây Vòi voi có tác dụng gì.

    • Bài thuốc ngâm rượu: Lấy cả cây vòi voi cắt khúc nhỏ, rửa sạch rồi cho vào bình. Đổ ngập rượu trắng vào rồi ngâm trong khoảng 10 ngày. Mỗi ngày 1 lần lấy rượu vòi voi ra thoa vào chỗ vùng da bị á sừng. Kiên trì áp dụng mỗi ngày các triệu chứng bệnh á sừng sẽ giảm đáng kể.
    • Bài thuốc đắp: Lấy 1 nắm lá và thân vòi voi rửa sạch, cho vào cối giã chung với 1 ít muối rồi đắp hỗn hợp lên vùng da bị bệnh. Băng lại cố định để qua đêm rồi sáng hôm sau rửa sạch lại với nước ấm. Thực hiện liên tục cho đến khi các dấu hiệu á sừng hết.
    • Bài thuốc chườm: Thực hiện như tương tự như chữa bệnh viêm da cơ địa ở trên.

    cây vòi voi có tác dụng gì? chữa bệnh á sừng

    3. Cây vòi voi chữa xương khớp: phong tê thấp, nhức mỏi, tê bại, sưng đau các khớp

    • Nguyên liệu: Vòi voi 500gr, giấm gạo
    • Thực hiện: Vòi vòi cắt khúc nhỏ, rửa sạch, cho vào cối giã nát rồi cho lên chảo sao nóng, cho giấm vào sao cùng đến khi nguyên liệu chuyển vàng. Gói thuốc vào miếng vải sạch, buộc vào vùng bị đau, để qua đêm. Thực hiện liên tục bài thuốc này trong khoảng 1 năm.

    4. Chữa viêm sưng Amidan

    Lấy 1 nắm vòi voi tươi (cả thân và lá) rửa sạch, cho vào cối giã nát lấy dịch. Sau đó, lấy nước ép này để súc miệng ngày 4 – 6 lần.

    Kiêng kỵ:

    • Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em không nên dùng.
    • Người già yếu, tỳ vị hư hàn, tiêu chảy lâu ngày, cơ thể suy nhược nên hạn chế dùng.

    Trên đây là một số thông tin về cây Vòi voi có tác dụng gì. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng nhé.

    Trân trọng!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

    Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


    Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 29/06/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo