backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Cây cứt lợn có tác dụng gì? Không chỉ là hạ sốt cho trẻ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Võ Thị Nhung · Y học cổ truyền · Quân Y Viện 7A


Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 27/03/2023

    Cây cứt lợn có tác dụng gì? Không chỉ là hạ sốt cho trẻ

    Cây hoa cứt lợn là một loại thảo mộc mọc quanh năm, dễ dàng sống trên mọi địa hình, mọi loại đất nên cây xuất hiện ở hầu khắp các tỉnh thành nước ta. Hoa cứt lợn có chiều cao khoảng 50cm và nở ra các bông hoa nhỏ màu tím nhạt khá đẹp mắt ở mỗi ngọn cành lông của nó.

    Tên thường gọi: Cỏ hôi, cây Hoa cứt lợn, cây Bù xít, Thắng hồng kế, Bù xích, cây Hoa ngũ sắc…

    Tên khoa học: Ageratum conyzoides L.

    Họ khoa học: Họ Cúc (Asteraceae).

    Sở dĩ có tên cây cứt lợn là do khi vò cây có mùi hắc nồng khó chịu nên người ta đặt tên cây như vậy. Một số nơi thấy cây này có tác dụng tốt nhưng mang cái tên xấu nên đã đổi thành cây hoa ngũ sắc, hoa ngũ vị. Thực tế hoa ngũ sắc, ngũ vị thường dùng chỉ cây bông ổi (trâm hôi, tứ thời, tứ quý, trâm ổi, thơm ổi – Lantana camara L.), nên dễ gây nhầm lẫn. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng cây làm thuốc.

    Ở một số quốc gia, hoa cứt lợn được xem là một loại cỏ dại rất khó kiểm soát và mọc bừa bãi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cây cứt lợn là một loại thảo dược, điều trị nhiều bệnh. Vậy cây cứt lợn có tác dụng gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

    Tác dụng của cây hoa cứt lợn

    Cây hoa cứt lợn có 2 loại là hoa cứt lợn trắng và hoa cứt lợn tím. Trong đó, cây hoa cứt lợn tím được đánh giá có hàm lượng dược chất và tác dụng chữa bệnh tốt hơn.

    Theo y học cổ truyền, cây cứt lợn có tính mát, vị đắng nhẹ, quy kinh phế, tâm bào,  tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tan sỏi, giảm sưng, cầm máu. Nhân dân ta từ lâu đã sử dụng cây cứt lợn trong các bài thuốc trị mụn nhọt, viêm họng, băng huyết và/hoặc rong huyết sau khi sinh, sỏi tiết niệu, viêm xoang, đau nhức xương khớp,…

    Ở Brazil, khi truyền dịch, người ta thường chuẩn bị thêm lá hoặc toàn bộ thân cây để sử dụng cho việc điều trị cơn đau bụng, cảm lạnh, sốt, tiêu chảy, thấp khớp, co thắt và dùng nó như một loại thuốc bổ. Cây cũng được y học đánh giá cao, vì tác dụng chữa và hồi phục các vết bỏng hoặc vết thương.

    Tại các quốc gia khác ở châu Mỹ Latinh và Nam Mỹ, loại cây này được sử dụng phổ biến vì chứa các thành phần kháng khuẩn đối với nhiều loại bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm trùng do vi khuẩn.

    Ở châu Phi, cây cứt lợn được sử dụng để điều trị bệnh sốt, thấp khớp, đau đầu, viêm phổi, các vết thương, vết bỏng và cơn đau bụng.

    Các bài thuốc dân gian hoa cứt lợn

    1. Chữa viêm xoang, đau do nhiễm trùng tai giữa

    Tác dụng điều trị bệnh viêm xoang là tác dụng nổi bật nhất của cây hoa cứt lợn. Theo các nghiên cứu của Y học hiện đại cho thấy thành phần hoá học của cây cứt lợn bao gồm tình dầu chiếm khoảng 0.7% – 2.0% có những tác dụng như: 

    • Ức chế một số loại vi khuẩn bao gồm những trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng hoặc trực trùng….  
    •  Tác dụng chống viêm, chống phù nề hoặc chống cả dị ứng.

    Trường hợp dùng cây cứt lợn trị viêm xoang, bạn nên lấy lá tươi, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, xả sạch sau đó giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Dùng tăm bông sạch thấm nước này bôi vào trong mũi hoặc tai bị bệnh.

    Bên cạnh đó, bạn có thể dùng 15 – 30g cành lá khô để sắc cùng nửa lít nước cho tới khi còn 200ml thì dùng xông mũi lúc còn nóng, chia 2 lần uống khi đã nguội (trước bữa ăn).

    Về tác dụng trị viêm xoang, viêm mũi, nhiều bệnh viện đã sử dụng chế phẩm của cỏ cứt lợn rất hiệu quả, không gây tác dụng phụ.

    2. Trị vết thương chảy máu

    Ở những vùng sâu vùng xa, điều kiện y tế chưa thật sự phát triển, người dân vẫn sử dụng cây hoa cứt lợn như một loại thảo dược có tác dụng cầm máu, chóng liền vết thương.

    Để trị vết thương hở hoặc vết chàm, bạn rửa sạch toàn bộ thân cây thảo mộc tươi này, sau đó nghiền nát đem đắp lên khu vực bị tổn thương, băng gạc hoặc bằng vải sạch, thay thuốc 2 lần mỗi ngày.

    Ngoài ra, bạn có thể nấu nước cây rau cứt lợn để tắm rửa.

    cây hoa cứt lợn

    Bạn rửa sạch phần cây hoa cứt lợn tươi, sau đó thêm vào một ít gạo nguyên cám và một thìa muối rồi xay nhuyễn cho đến khi hỗn hợp mịn. Bạn dùng tấm vải bọc hỗn hợp lại và đắp lên vùng cảm thấy bỏng hoặc loét da. 

    Tuy nhiên, cách điều trị này chỉ nên áp dụng khi vết bỏng diện tích nhỏ hoặc tình trạng loét da không nặng và phải đảm bảo các khâu bào chế thuốc thật sạch sẽ, tránh tình trạng bội nhiễm lên vết thương. 

    4. Điều trị đau, sưng tấy do bong gân, trật khớp

    Bạn chuẩn bị cây hoa cứt lợn đem rửa sạch, phơi cho khô. Lấy một nắm dược liệu đem đốt cháy rồi đưa lại gần chỗ bị đau để hun khói. Bạn có thể dùng dược liệu tươi giã nát và đắp vào khu vực bị đau.

    Đối với trường hợp dùng ngoài da không có vết thương hở, bạn có thể tự ước lượng liều lượng phù hợp. 

    5. Điều trị rong huyết sau sinh

    Để điều trị rong huyết sau sinh, bạn nên thực hiện các bước sau:

    • Rửa sạch 30 – 50g cây cỏ cứt lợn tươi
    • Giã nhỏ
    • Chế thêm chút nước, vắt lấy nước cốt

    Bạn chia nước cốt thu được thành 2 lần uống trước bữa ăn. Bạn nên áp dụng bài thuốc này trong 3 – 4 ngày. Trong trường hợp uống nước cốt cây hoa cứt lợn nhưng lượng máu ra vẫn nhiều kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau bụng nhiều…bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị. 

    6. Chữa đau họng

    Đối với trường hợp ho, đau họng thông thường, bạn kết hợp 20g cây cứt lợn, 20g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, 5g rẻ quạt đem sắc uống thành 2 lần trong ngày.

    7. Chăm sóc tóc

    Cách chăm sóc tóc cực kỳ đơn giản, bạn nấu nước cỏ cứt lợn với bồ kết để gội đầu cho thơm và mượt tóc, đồng thời trị gàu. Bình thường cây hoa cứt lợn có mùi hôi khó chịu nhưng khi nấu cùng các loại  dược liệu khác sẽ mang đến mùi thơm rất dễ chịu.

    8. Điều trị sốt do cảm

    Phần rễ cây sẽ được sử dụng để điều trị sốt. Vì vậy, bạn hãy lấy 60g cây cứt lợn, sắc nước chia thành 3-4 lần uống trong ngày đến khi nào khỏi.

    9. Trị sỏi tiết niệu

    Bạn dùng cây cứt lợn, mã đề, xa tiền tử mỗi vị 20g; bạch nhĩ thảo, cam thảo đất mỗi vị 16g, râu ngô 12g đem sắc lấy nước, chia thành 2-3 lần uống trong ngày. Bên cạnh đó, bạn nhớ uống nhiều nước để đào thải sỏi ra ngoài nhanh hơn.

    Bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà những công thức trị bệnh đơn giản này. Hiệu quả sẽ tốt không ngờ đấy! 

    Lưu ý khi dùng cây hoa cứt lợn: 

    • Không dùng cho các trường hợp bị dị ứng với thành phần của cây.
    • Dùng dược liệu đúng liều lượng, không nên nấu uống hằng ngày thay thế hoàn toàn cho nước lọc trong thời gian dài.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ CKI Võ Thị Nhung

    Y học cổ truyền · Quân Y Viện 7A


    Tác giả: Xuyến Phạm · Ngày cập nhật: 27/03/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo