Dị ứng thuốc kháng sinh là vấn đề thường gặp trong quá trình điều trị bệnh. Tình trạng này có thể gây triệu chứng từ nhẹ cho đến nặng dẫn đến rủi ro nguy hiểm tính mạng. Vậy dị ứng kháng sinh phải làm sao? Làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh? Và cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh như thế nào?
Thuốc kháng sinh là loại thuốc có tác động mạnh mẽ giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu biết cách sử dụng đúng, thuốc kháng sinh có thể giúp tiêu diệt hoặc ngăn chặn khả năng sinh sản của vi khuẩn.
Thế nhưng, những loại thuốc kháng sinh này có thể là mối nguy hại đối với sức khỏe khi gặp phải tình trạng dị ứng. Bạn hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng dị ứng kháng sinh, cách chẩn đoán và cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà nhé!
Dị ứng thuốc kháng sinh là gì?
Dị ứng kháng sinh hay dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng gây hại cho cơ thể, có thể bắt đầu ngay sau khi bạn dùng hoặc cũng có thể vài ngày hoặc vài tuần sau khi ngừng thuốc. Trong lần đầu tiên dùng, hệ thống miễn dịch có thể trở nên nhạy cảm với kháng sinh và dễ khiến bạn bị dị ứng thuốc kháng sinh vào lần sử dụng tiếp theo.
Dị ứng kháng sinh có thể xảy ra dưới 2 dạng phản ứng bao gồm:
- Phản ứng kháng sinh quá mẫn ngay lập tức: Thường thông qua chất trung gian IgE.
- Phản ứng kháng sinh quá mẫn muộn: Thường thông qua chất trung gian không IgE (non-IgE) hoặc tế bào T.
Nhóm thuốc kháng sinh có khả năng cao gây phản ứng dị ứng thuốc kháng sinh cao là nhóm penicillin (amoxicillin, ampicillin…) và nhóm cephalosporin (cefaclor, cefixime…). Khi uống kháng sinh bị dị ứng, bạn có thể có khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh cùng nhóm, do đó bạn cần thông báo với bác sĩ để được cân nhắc chỉ định loại thuốc thích hợp.
Đối tượng có nguy cơ gặp phải tình trạng dị ứng kháng sinh là:
- Tự ý dùng thuốc
- Tiền sử gia đình bị dị ứng thuốc kháng sinh
- Sử dụng kháng sinh thường xuyên
- Dùng thuốc hết hạn sử dụng hoặc đã bị biến đổi màu sắc, hình dạng
- Bị tình trạng dị ứng khác, chẳng hạn như dị ứng lông động vật, phấn hoa…
- Mắc các căn bệnh kéo dài mãn tính khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên nhạy cảm như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, viêm tai, thấp khớp, bệnh thần kinh…
Triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh
Khi bị dị ứng thuốc kháng sinh, bạn có thể gặp phải các biểu hiện dị ứng kháng sinh sau đây:
- Triệu chứng dị ứng với thuốc kháng sinh nhẹ: da đỏ, bong tróc, sưng, xuất hiện những vết sưng nhỏ hoặc mày đay, khó thở, tiêu chảy, đau bụng… Ngoài ra, dị ứng thuốc kháng sinh gây ngứa cũng rất thường gặp.
- Triệu chứng dị ứng kháng sinh nghiêm trọng: da bị phồng rộp hoặc bong tróc, gặp các vấn đề về thị lực và sưng hoặc ngứa nghiêm trọng.
Trong trường hợp phản ứng dị ứng với thuốc kháng sinh nặng, bạn có thể gặp phải tình trạng ly thượng bì hoại tử nhiễm độc (toxic epidermal necrolysis – TEN), hội chứng Stevens – Johnson. Ngoài ra, một số người cũng thắc mắc là dị ứng kháng sinh có nguy hiểm không? Câu trả lời là có nếu bạn gặp phải tình trạng sốc phản vệ với các triệu chứng như:
- Triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh sốc phản vệ: nghẹn cổ họng, khó thở, tím tái, ngứa ran, chóng mặt, thở khò khè, suy tuần hoàn… Sốc phản vệ là một phản ứng đột ngột, đe dọa tính mạng cần được điều trị ngay lập tức.
Nếu gặp phải các triệu chứng dị ứng kháng sinh, bạn cần ngưng sử dụng và tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Trong trường hợp có người thân bị khó thở nặng hay sốc phản vệ, cách chữa khi có triệu chứng sốc kháng sinh là gì? Cách xử lý dị ứng thuốc lúc này là bạn cần để người bệnh nằm ngửa, đầu thấp và chân cao để tránh hạ huyết áp đột ngột trong lúc chờ cấp cứu.
Làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?
Làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh, dị ứng kháng sinh phải làm sao, làm thế nào để hết dị ứng thuốc hay bị dị ứng thuốc nên làm gì? Đây là những thắc mắc thường gặp của những người dị ứng thuốc kháng sinh hay uống kháng sinh bị ngứa và gặp phải các biểu hiện kháng kháng sinh khác.
Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc kháng sinh là nên ngừng sử dụng. Sau đó, bạn có thể áp dụng cách trị dị ứng kháng sinh bằng thuốc kháng viêm corticoid hoặc thuốc kháng histamin theo chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp, cách xử lý dị ứng thuốc có thể là cần bù nước và chất điện giải.
Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc tây tại nhà hay cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà trong trường hợp nguy cấp thế nào? Trường hợp bạn bị sốc phản vệ hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng khác, nếu có dụng cụ tiêm epinephrine tự động (epinephrine autoinjector, như EpiPen hoặc EpiPen Jr), bạn hãy tiêm cho người bệnh ngay lập tức và đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
Sau khi xử lý triệu chứng dị ứng kháng sinh, bạn cần đến gặp bác sĩ để được lựa chọn thuốc thay thế không có khả năng phản ứng chéo với loại thuốc cũ. Đây là cách trị dị ứng thuốc kháng sinh nói riêng hay cách chữa dị ứng thuốc tây tại nhà nói chung nên được áp dụng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị dị ứng kháng sinh tại nhà bởi có thể gây nguy hiểm và dẫn đến tử vong nếu loại thuốc được sử dụng cũng có khả năng kích thích phản ứng kháng sinh.
Một số người cũng sẽ thắc mắc dị ứng uống thuốc gì hay cách giải thuốc tây tại nhà như thế nào? Thông thường, trong dân gian sẽ truyền tai nhau cách trị dị ứng thuốc tây tại nhà hay cách chữa dị ứng thuốc kháng sinh tại nhà như uống nước chanh hoặc nước đậu xanh giã nát. Tuy nhiên, những cách chữa dị ứng thuốc Tây tại nhà này vẫn chưa được chứng minh. Vì vậy, bạn đừng tự ý áp dụng nhé.
Phải làm sao để phòng ngừa dị ứng thuốc?
Một trong những điều quan trọng trong việc phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh đó là không nên sử dụng một cách tùy tiện. Bên cạnh đó, bạn cũng cần được tư vấn về công tác dự phòng dị ứng thuốc và cách sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh, bạn cũng cần phải kiểm tra nguồn gốc chất lượng thuốc và chuẩn bị dụng cụ chống sốc nhằm xử lý kịp thời.
Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị. Đây là một trong những trường hợp dị ứng thuốc phổ biến nhất, do đó bạn hãy hỏi thật kỹ và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế những rủi ro ngoài ý muốn nhé!
[embed-health-tool-bmr]