Nhiều người cho rằng khi bị dị ứng cần kiêng nước, kiêng tắm gội để tránh làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Thực hư điều này ra sao? Người bị dị ứng có nên tắm không?
Nhiều người cho rằng khi bị dị ứng cần kiêng nước, kiêng tắm gội để tránh làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Thực hư điều này ra sao? Người bị dị ứng có nên tắm không?
Có rất nhiều dạng dị ứng khác nhau, từ dị ứng thực phẩm, dị ứng rượu bia, đến dị ứng thời tiết, dị ứng côn trùng cắn, dị ứng thuốc… Mỗi vấn đề có những dị nguyên, triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, nàoi việc tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bị dị ứng cần chú ý chặt chẽ đến chế độ sinh hoạt hàng ngày để bệnh mau khỏi. Một trong những vấn đề liên quan đến sinh hoạt được nhiều người quan tâm là “Bị dị ứng có nên tắm không?”. Hãy cùng Hello Bacsi khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây.
“Bị dị ứng bia có nên tắm không?”, “Bị dị ứng thời tiết có nên tắm không?”, “Bị dị ứng da có nên tắm không?”… là những thắc mắc rất thường gặp. Sở dĩ có những băn khoăn này là vì theo quan niệm dân gian, người bị dị ứng nên kiêng tắm gội để tránh làm cho các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Điều này là hoàn toàn sai lầm và phản khoa học.
Các chuyên gia sức khỏe khẳng định rằng lời đáp cho vấn đề “Bị dị ứng có nên tắm không?” là “Có”. Việc tắm gội khi bị dị ứng có thể mang lại nhiều lợi ích:
Có thể thấy, việc tắm gội mang lại rất nhiều lợi ích cho người bị dị ứng. Do đó, bạn nên tắm mỗi ngày đúng cách để giúp bệnh nhanh khỏi.
Mặc dù câu trả lời cho thắc mắc “Bị dị ứng có nên tắm không?” là “Nên”, nhưng thực tế, vẫn có một số trường hợp người bị dị ứng không nên tắm gội. Đó là khi bệnh nhân gặp phải phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ.
Việc tắm gội khi bị sốc phản vệ có thể gây ra hoặc góp phần làm giảm huyết áp, khiến tình trạng sốc trở nên trầm trọng hơn. Nếu tắm bằng nước ấm trong trường hợp này, tĩnh mạch và động mạch có thể bị giãn và rò rỉ chất lỏng vào các mô xung quanh, gây sưng tấy và làm giảm huyết áp. Hơn nữa, tư thế đứng trong khi tắm cũng góp phần gây hạ huyết áp. Nếu bị ngã trong quá trình tắm gội, bạn có thể bị thương do va đập với sàn hoặc vật cứng trong phòng tắm.
Chính vì vậy, người bị dị ứng tiến triển thành sốc phản vệ cần kiêng tắm trong mọi trường hợp, kể cả khi cảm thấy rất nóng rít da. Thay vào đó, người bệnh cần tuân thủ các bước sơ cứu khi bị sốc phản vệ. Nếu người bệnh cảm thấy ngứa và rát da, hãy dùng khăn ẩm mát để làm dịu da trong khi chờ xe cấp cứu đến.
Đến đây, chắc hẳn là bạn không còn thắc mắc “Bị dị ứng có nên tắm không?” nữa. Tuy nhiên, việc tắm rửa khi bị dị ứng chỉ an toàn và hiệu quả khi người bệnh tuân thủ những hướng dẫn sau đây:
Bạn có thể quan tâm:
Như vậy là bạn đã biết được người bị dị ứng có nên tắm không và cách tắm an toàn, hợp lý cho người bị dị ứng. Điều quan trọng là cần giữ cho làn da khô thoáng, sạch sẽ để các triệu chứng dị ứng không trở nên nghiêm trọng hơn và bệnh cũng nhanh khỏi hơn.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Thông tin kiểm chứng bởi:
Lan Quan
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!