Một số người cho rằng việc để trẻ sơ sinh tiếp xúc với chó có thể khiến trẻ bị dị ứng. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc cho em bé tiếp xúc với thú cưng không làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng hoặc hen suyễn. Ngược lại, điều này còn có thể bảo vệ đứa trẻ khỏi bị dị ứng với chó mèo hay dị ứng lông chó mèo trong tương lai.
Chẩn đoán dị ứng lông chó
Sau quá trình thăm khám ban đầu, nếu nghi ngờ bạn bị dị ứng lông chó mèo, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến chuyên gia dị ứng để làm các xét nghiệm cần thiết.
Thông thường, chuyên gia dị ứng sẽ sử dụng xét nghiệm chích da để chẩn đoán dị ứng chó mèo. Trong xét nghiệm này, chuyên gia sẽ đưa vào da của bạn một lượng nhỏ protein của chó (chất gây dị ứng) để xem xét phản ứng của cơ thể. Hầu hết những người bị dị ứng lông chó sẽ có phản ứng trong vòng 15-30 phút.
Đôi khi chuyên gia dị ứng cũng sẽ tiến hành xét nghiệm với các chất gây dị ứng khác thường thấy trên lông chó như bụi hoặc phấn hoa để tìm ra nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng dị ứng lông chó mèo.
Điều trị dị ứng lông chó
Cách duy nhất để tránh dị ứng lông chó là không nuôi chó trong nhà của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn chia tay với người bạn đáng yêu này, vẫn có nhiều cách để giảm thiểu tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và giảm bớt các triệu chứng của bạn. Vậy, trong trường hợp bạn hít phải lông chó phải làm sao?
Điều trị bằng thuốc

Dưới đây là một số loại thuốc và phương pháp điều trị có thể giúp bạn kiểm soát dị ứng lông chó mèo và hen suyễn:
- Thuốc kháng histamine không kê đơn (OTC) như Benadryl, Claritin, Allegra và Clarinex OTC có thể giúp giảm ngứa, hắt hơi và sổ mũi.
- Thuốc corticosteroid dùng cho mũi như Flonase hoặc Nasonex có thể làm giảm viêm và kiểm soát các triệu chứng.
- Thuốc xịt mũi OTC Natri Cromolyn có thể giúp giảm các triệu chứng của dị ứng.
- Các loại thuốc thông mũi giúp làm thông đường thở bằng cách thu nhỏ các mô sưng trong mũi. Loại thuốc này có sẵn ở dạng uống hoặc dạng xịt mũi.
- Tiêm chống dị ứng (liệu pháp miễn dịch) đưa một lượng nhỏ protein của chó (chất gây dị ứng) vào cơ thể, giúp cơ thể trở nên ít nhạy cảm hơn và giảm thiểu các triệu chứng. Phương pháp này thường được sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng để điều trị lâu dài.
- Thuốc ức chế Leukotriene theo toa có thể được khuyến nghị nếu bạn không thể dung nạp thuốc kháng histamine hoặc corticosteroid. Tuy nhiên, do loại thuốc này có thể làm thay đổi hành vi và tâm trạng nghiêm trọng, nên nó chỉ được sử dụng khi không có bất kỳ giải pháp thay thế nào khác.
Biện pháp tự nhiên
Hít phải lông chó phải làm sao? Người bị dị ứng lông chó có thể sử dụng nước muối để làm thông đường mũi và loại bỏ các chất gây kích ứng. Rửa mũi bằng nước muối có thể kiểm soát các triệu chứng như nghẹt mũi và chảy dịch mũi sau.
Dung dịch nước muối xịt mũi OTC và bộ dụng cụ rửa mũi đều có bán sẵn ở tiệm thuốc. Bạn cũng có thể tự làm dung dịch này bằng cách trộn 1/8 thìa cà phê muối ăn với nước cất.
Thay đổi lối sống

Dưới đây là một số lưu ý mà bạn có thể thực hiện để giúp giảm triệu chứng dị ứng thú cưng của mình:
- Thiết lập các khu vực cấm vật nuôi (ở một số phòng nhất định, chẳng hạn như phòng ngủ, nơi chó không được phép vào)
- Tắm cho chó cưng hàng tuần bằng dầu tắm dành cho thú cưng (việc này cần được thực hiện bởi người không bị dị ứng)
- Dẹp bỏ thảm, bọc đồ nội thất, rèm cửa cùng bất kỳ vật dụng nào khác có thể giữ lại da chết của động vật
- Sử dụng máy lọc để giảm các chất gây dị ứng trong không khí
- Nhốt chó ở bên ngoài. Lưu ý cách này chỉ áp dụng ở một số vùng khí hậu nhất định, khu vực kín và cần đảm bảo an toàn cho chó cưng
- Chọn nuôi giống chó không gây dị ứng
- Thận trọng khi tiếp xúc với người có nuôi chó. Quần áo hoặc hành lý của họ có thể bị dính lông chó. Do đó, kể cả khi những người này không đem theo chó cưng thì bạn vẫn có thể gặp dị ứng khi tiếp xúc với họ.
Dung Nguyễn / HELLO BACSI
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!