backup og meta

Mụn giộp

Tìm hiểu chung

Mụn giộp là bệnh gì?

Mụn giộp là những mụn nước nhỏ và gây đau, thường xuất hiện trên hoặc xung quanh môi. Vùng da quanh mụn nước thường có màu đỏ, sưng và đau. Bệnh do virus herpes simplex 1 (HSV-1) gây ra. Đôi khi, mụn giộp cũng xuất hiện phổ biến trong miệng, mặt. Tuy nhiên, các vết loét này cũng có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm bộ phận sinh dục và thường tự lành từ vài ngày đến 2 tuần.

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh mụn giộp là gì?

Bạn có cảm giác giống như kiến bò hoặc nóng rát trên đôi môi, mặt trong vài ngày trước khi mụn giộp phát triển. Một khi các nốt mụn hình thành, bạn sẽ thấy chúng lớn dần, có đầu đỏ và chứa dịch. Thông thường, chúng thường mềm khi chạm vào, có nhiều hơn một nốt mụn và sẽ gây đau.

Các nốt này tồn tại trong vòng hai tuần và sẽ có khả năng lây nhiễm cho đến khi đóng mài. Nốt mụn đầu tiên có thể không xuất hiện trong vòng 20 ngày sau khi bạn nhiễm virus herpes simplex.

Sau đó, bạn cũng có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau đây :

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu thấy bất kỳ triệu chứng mắt nào lúc mụn vỡ, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Nhiễm trùng do virus herpes simplex có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh mụn giộp?

Virus herpes simplex (HSV) là nguyên nhân chính gây ra mụn rộp. Có hai loại virus này, bao gồm HSV-1 và HSV-2. Virus herpes simplex thường đi vào cơ thể thông qua vết nứt da xung quanh hoặc bên trong miệng.

Virus này có thể lây lan khi bạn chạm vào mụn giộp hoặc chất dịch từ mụn như dùng chung đồ dùng ăn uống hoặc dao cạo, hôn người nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với nước bọt của người đó. Bố mẹ mắc mụn giộp thường lây bệnh cho con mình  với những lí do nêu trên. Bên cạnh đó, mụn giộp cũng có thể lây lan sang các vùng khác của cơ thể.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh mụn giộp?

Có khoảng 90% người trưởng thành từng nhiễm virus herpes simplex một vài lần trong đời. Hầu hết những người này sẽ không nhận thấy các triệu chứng ở lần đầu nhiễm bệnh, nhưng 1/3 trong số đó lại bị mụn giộp, đây là tình trạng tái phát nhiễm trùng trước đó và không liên quan đến tình trạng nhiễm trùng sau.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn giộp?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng, sốt hoặc cảm lạnh;
  • Phơi nắng;
  • Stress;
  • HIV/AIDS hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch;
  • Hành kinh;
  • Bỏng nặng;
  • Bệnh chàm;
  • Hóa trị;
  • Công việc liên quan đến nha khoa.

Bạn có nguy cơ bị mụn giộp nếu tiếp xúc với chất dịch của nó khi hôn nhau, chia sẻ thức ăn, nước uống hoặc dùng chung các đồ dùng chăm sóc cá nhân như bàn chải đánh răng và dao cạo râu. Nếu tiếp xúc với nước bọt của người bị virus này, bạn có thể bị nhiễm bệnh, thậm chí là không thể nhìn thấy mụn nước.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mụn giộp?

Bác sĩ thường quan sát mụn giộp để chẩn đoán bệnh. Để xác định chắc chắn, bác sĩ sẽ lấy mẫu mụn giộp để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mụn giộp?

Mặc dù vẫn chưa có cách chữa trị bệnh, nhưng một số người nhiễm virus herpes simplex hiếm khi mắc mụn giộp. Khi mụn phát triển, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để điều trị.

Thuốc mỡ và các loại kem

Bạn có thể dùng thuốc mỡ kháng virus, chẳng hạn như penciclovir (Denavir®), giúp kiểm soát đau và thúc đẩy quá trình lành. Bạn nên bôi thuốc ngay khi có dấu hiệu nhiễm trùng đầu tiên (4-5 lần mỗi ngày trong 4-5 ngày) để có hiệu quả tốt nhất.

Docosanol (Abreva®) là dạng thuốc kem không kê đơn có thể rút ngắn đợt bùng phát bệnh từ vài giờ đến một ngày. Bạn phải bôi kem nhiều lần trong ngày.

Thuốc

Bác sĩ có thể để nghị bạn sử dụng thuốc kháng virus (như acyclovir, valacyclovir, famciclovir) thường xuyên nếu đang gặp rắc rối với mụn rộp hoặc nếu thường xuyên bị mụn giộp.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mụn giộp?

Để tránh lây lan virus herpes simplex cho người hoặc các bộ phận cơ thể khác , bạn có thể thử một số các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Tránh tiếp xúc da có mụn giộp với những người khác;
  • Tránh dùng chung đồ dùng, khăn, son dưỡng môi và các vật dụng có thể làm lây lan virus khi mụn xuất hiện;
  • Rửa tay sạch sẽ.

Để giảm các triệu chứng bệnh, bạn nên:

  • Chườm nước đá hoặc khăn lạnh lên vết loét;
  • Sử dụng son dưỡng môi chiết xuất từ chanh;
  • Bôi gel nha đam hoặc son dưỡng môi nha đam lên mụn giộp (3 lần một ngày).

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cold Sores (HSV-1). http://kidshealth.org/en/teens/cold-sores.html. Ngày truy cập 01/09/2016

Cold Sores – Topic Overview. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/tc/cold-sores-topic-overview#1. Ngày truy cập 01/09/2016

Cold sores. https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/cold-sores. Ngày truy cập 01/09/2016

Cold sore. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cold-sore/basics/definition/con-20021310. Ngày truy cập 01/09/2016

Cold sore (herpes simplex virus). http://www.nhs.uk/Conditions/Cold-sore/Pages/Introduction.aspx. Ngày truy cập 01/09/2016

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Top 5 sản phẩm nước tẩy trang cho da khô tốt nhất

Xịt khoáng cho da dầu mụn có công dụng gì và nên chọn như thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo