- Teo da tại chỗ bôi thuốc
- Mỏng da
- Lông tăng trưởng nhanh
- Kích ứng da

Thuốc uống
Một số loại thuốc như steroid và kháng sinh có khi đem lại hiệu quả trong việc điều trị bệnh bạch biến. Tuy nhiên, bạn cần phải được bác sĩ kê chỉ định trong đơn thuốc thay vì tự ý sử dụng.
Liệu pháp psoralen và tia UVA (PUVA)
Sự kết hợp điều trị này yêu cầu bạn dùng psoralen dưới dạng thuốc uống hoặc kem bôi trên da. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bạn tiếp xúc với tia UVA để kích hoạt các loại thuốc giúp phục hồi màu sắc cho làn da. Cuối cùng, bạn cần giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và đeo kính râm để bảo vệ da, mắt. Liệu pháp này cũng có khả năng gây ra những tác dụng phụ như:
- Cháy nắng
- Buồn nôn
- Ngứa
- Tăng sắc tố da
Tia UVB dải hẹp
Đây là một phương pháp dùng thay thế cho liệu pháp PUVA truyền thống. Cách này sẽ để người bệnh trị liệu với loại ánh sáng chọn lọc hơn nên thường ít gây ra tác dụng không mong muốn. Đây có thể là một phần của chương trình điều trị tại nhà dưới sự giám sát của bác sĩ.
Điều trị bằng laser excimer
Phương pháp điều trị này có tác dụng với các mảng bạch biến nhỏ và sẽ cần ít hơn 4 tháng, 2–3 lần/tuần để thực hiện.
Giảm sắc tố
Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiến hành làm giảm sắc tố da, đồng nhất màu da nếu hơn 50% cơ thể bị bạch biến. Đây thường là giải pháp khi các phương pháp điều trị để phục hồi sắc tố cho da thất bại. Cách này tập trung vào việc làm mờ màu sắc của vùng da bình thường để đồng màu với các vùng bị bạch biến. Người bệnh có thể mất từ 2–3 năm để điều trị có hiệu quả. Bạn sẽ cần sử dụng một loại thuốc như monobenzon theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
Tác dụng phụ lớn nhất của phương pháp này là gây mất sắc tố da và viêm. Người bệnh có xu hướng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời vĩnh viễn.
Phẫu thuật
Lựa chọn phẫu thuật là giải pháp cuối cùng khi thuốc và các liệu pháp dùng ánh sáng không có hiệu quả. Bác sĩ sẽ đề nghị các lựa chọn phẫu thuật nếu bạn không xuất hiện thêm các mảng da bạch biến mới, tình trạng bệnh xấu đi trong vòng 12 tháng gần nhất hoặc bệnh bạch biến không có nguyên nhân từ ánh sáng mặt trời. Các loại phẫu thuật chữa bạch biến bao gồm:
- Ghép da. Bác sĩ phẫu thuật sẽ lấy da từ các vùng da bình thường, khỏe mạnh, có đầy đủ sắc tố và chuyển đến khu vực bị bạch biến. Các rủi ro từ việc ghép da bao gồm nhiễm trùng, sẹo hoặc không tái tạo lại sắc tố như ban đầu. Ngoài ra, có một cách khaác ít rủi ro hơn là tạo ra các vết phỏng, phồng rộp trên vùng da bình thường rồi chuyển phần trên của vết phỏng sang khu vực khác.
- Cấy ghép tế bào hắc sắc tố melanocyte. Bác sĩ sẽ lấy các tế bào melanocyte ra ngoài và nuôi dưỡng chúng trong phòng thí nghiệm. Sau đó, các tế bào được cấy ghép vào những khu vực bị mất sắc tố trên da.
- Xăm sắc tố (Micropigmentation). Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa sắc tố vào da qua một đầu kim nhỏ, tương tự với hình thức xăm hình bình thường. Cách này tốt nhất nên làm ở vùng môi vì chúng có thể khó phù hợp cho màu da bình thường của người bệnh.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!