backup og meta

Sodium lauryl sulfate trong dầu gội có an toàn không?

Sodium lauryl sulfate trong dầu gội có an toàn không?

Nếu quan tâm đến việc chăm sóc da và tóc, bạn hẳn đã nghe đến sodium lauryl sulfate cùng nhiều tác hại của nó. Tuy nhiên thực hư thành phần này như thế nào và liệu bạn có nên tiếp tục sử dụng dầu gội chứa chất này không?

Sodium lauryl sulfate là gì?

Sodium lauryl sulfate (SLS) và sodium lauryl ether sulfate (SLES) là các hóa chất tổng hợp có gốc là sulfate – một loại muối tạo thành khi axit sulfuric phản ứng với một hóa chất khác. Các hợp chất này được sản xuất từ dầu mỏ và thực vật như dừa và dầu cọ. Bạn thường sẽ tìm thấy chúng trong các sản phẩm làm sạch và chăm sóc cá nhân, bao gồm cả dầu gội.

Công dụng chính của SLS và SLES trong các sản phẩm là tạo bọt, đem đến cảm giác mạnh hơn về khả năng làm sạch. Mặc dù sulfate không hẳn là có hại đối với bạn, nhưng có rất nhiều tranh cãi đằng sau thành phần phổ biến này. Vậy bạn có nên sử dụng sản phẩm có chứa sulfate hay không?

Sodium lauryl sulfate có an toàn không?

sodium lauryl sulfate có an toàn không

Nguy cơ cao nhất khi sử dụng các sản phẩm có SLS và SLES là gây kích ứng cho vùng mắt, da, miệng và phổi của bạn. Đối với những người có làn da nhạy cảm, sulfate cũng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn.

Nhiều sản phẩm có nồng độ SLS hoặc SLES khá thấp – khoảng 1-2% cho sản phẩm chăm sóc da. Dầu gội có nồng độ chất này cao hơn – xấp xỉ 10-25% nhưng vẫn nằm trong lượng an toàn. Các sản phẩm này khi tiếp xúc với da hoặc mắt của bạn càng lâu thì nguy cơ kích ứng càng cao. Vì thế bạn nên rửa sạch sản phẩm ngay sau khi sử dụng để giảm nguy cơ kích ứng.

Nồng độ SLS trong các sản phẩm tẩy rửa có thể cao hơn. Cũng như nhiều sản phẩm tẩy rửa, dù chứa SLS hay không, việc tiếp xúc lâu dài với nồng độ cao có thể gây kích ứng. Việc bạn nên làm là hãy mở cửa sổ hoặc có nguồn thông gió để tránh kích ứng phổi.

Có nên sử dụng dầu gội chứa sodium lauryl sulfate?

dầu gội chứa sodium lauryl sulfate

Câu trả lời là tùy thuộc vào vấn đề da đầu mà bạn đang gặp phải. Nếu lo lắng về kích ứng da và biết rằng các sản phẩm chứa sulfate là nguyên nhân gây nên tình trạng này, bạn có thể tìm các sản phẩm không chứa sulfate hoặc không liệt kê SLS hoặc SLES trong bảng thành phần. Sulfate ảnh hưởng đến làn da của bạn như thế nào cũng có thể phụ thuộc vào thương hiệu và nhà sản xuất. Không phải tất cả các nguồn nguyên liệu đều giống nhau.

Bên cạnh làn da nhạy cảm, bạn nên tránh sodium lauryl sulfate nếu tóc khô hoặc tóc quá mỏng. Chất tóc này dễ bị tổn thương dưới tác động của dầu gội chứa sulfate. Do chúng làm mất đi nhiều lượng dầu tự nhiên cần thiết để nuôi dưỡng tóc khỏe đẹp.

Ngoài ra, sulfate còn khiến tóc dễ trở nên xoăn rối. Khi sulfate tiếp xúc với tóc, chúng sẽ tạo ra điện tích âm, khiến tóc xoăn ngay sau khi gội. Dầu gội chứa sodium lauryl sulfate hoặc sodium laureth sulfate (hay sodium lauryl ether sulfate) chứa thành phần trung hòa giúp giảm thiểu tình trạng này. Tuy nhiên, nếu tóc bạn đặc biệt dễ bị xoăn rối, bạn nên cân nhắc ngưng sử dụng dầu gội chứa sulfate.

>>> Bạn có thể quan tâm: Dị ứng dầu gội phải làm sao? Nguyên nhân dị ứng và dấu hiệu nhận biết

Tự tay làm dầu gội không chứa sulfate

cách làm dầu gội không chứa sodium lauryl sulfate

Dầu gội không chứa sulfate có thể khá đắt đỏ và khó tìm mua hơn trên thị trường. Do đó bạn có thể thử tự tay “bào chế” dầu gội đầu cho chính mình tại nhà, vừa an toàn cho da, tốt cho tóc mà lại bảo vệ môi trường.

Sau đây là công thức dầu gội tràm trà và hương thảo dành cho mọi loại tóc và có mùi hương vô cùng dễ chịu.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 4 thìa nước cất
  • 4 thìa xà phòng castile
  • ½ thìa cà phê tinh dầu jojoba, hạt nho hoặc các loại dầu thực vật nhẹ khác
  • 3 thìa lá hương thảo
  • 1 thìa lá sả
  • 2 thìa cà phê tinh dầu tràm trà
  • 1 thìa cà phê tinh dầu vani
  • 1 chai tạo bọt để chứa dầu gội

Cách thực hiện

  • Đun sôi nước cất, cho lá hương thảo và sả (vào trong rây lọc trà nếu bạn có) và ngâm cho đến khi có mùi thơm (khoảng 20-30 phút).
  • Lọc bỏ lá và để nguội. Trộn tất cả các thành phần, thêm nước và khuấy đều.
  • Trộn tinh dầu tràm trà và vani vào nước, sau đó thêm xà phòng castile. Như vậy là xong!

Bạn đổ hỗn hợp vào chai rồi sử dụng như dầu gội bình thường. Bạn có thể kết hợp sử dụng lược massage đầu để tinh chất thẩm thấu vào tóc tốt hơn, tránh chà xát da đầu quá mức bằng móng tay.

Tác dụng phụ lớn nhất mà sodium lauryl sulfate có thể gây ra là kích ứng cho mắt, làn da hoặc da đầu. Để kiểm tra mức độ kích ứng, bạn hãy thử dùng loại dầu gội không chứa sulfat trong một – hai tuần xem liệu nó có tạo ra sự khác biệt da đầu bạn hay không. Điều này có thể giúp bạn xác định nếu sulfate là nguyên nhân gây kích ứng cho da.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Surfactants and shampoos https://www.hairscientists.org/surfactants-and-shampoos Ngày truy cập: 21/3/2022

6 rosacea skin care tips dermatologists give their patients https://www.aad.org/public/diseases/rosacea/triggers/tips Ngày truy cập: 21/3/2022

Sodium laureth sulfate https://www.ewg.org/skindeep/ingredients/706089-SODIUM_LAURETH_SULFATE/ Ngày truy cập: 21/3/2022

Sodium Lauryl Sulfate https://www.chemicalsafetyfacts.org/sodium-lauryl-sulfate/ Ngày truy cập: 21/3/2022

SLS https://www.cir-safety.org/sites/default/files/imports/alerts.pdf Ngày truy cập: 21/3/2022

What ages hair? https://www.ncbi.nlm.nih.gov/labs/pmc/articles/PMC5419772/ Ngày truy cập: 21/3/2022

What is sodium lauryl sulfate and is it safe to use? https://medicine.uq.edu.au/article/2019/12/what-sodium-lauryl-sulfate-and-it-safe-use Ngày truy cập: 21/3/2022

SODIUM LAURYL SULFATE (SLS) https://www.cleaninginstitute.org/industry-priorities/policy/other-issues/sodium-lauryl-sulfate-sls Ngày truy cập: 21/3/2022

Sodium Lauryl Sulfate Profile https://ecommons.cornell.edu/bitstream/handle/1813/56141/sodium-lauryl-sulfate-MRP-NYSIPM.pdf?sequence=1 Ngày truy cập: 21/3/2022

Phiên bản hiện tại

21/03/2022

Tác giả: Le Minh Phuong

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Vy Nguyễn


Bài viết liên quan

BHA cho da dầu mụn: Những lưu ý về cách chọn và cách dùng

6 công thức làm mặt nạ dưỡng tóc mềm mượt tại nhà, giảm xơ rối


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Le Minh Phuong · Ngày cập nhật: 21/03/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo