backup og meta

Cây hương thảo

Cây hương thảo

Tên thường gọi: Cây hương thảo

Tên khoa học: Rosmarinus officinalis

Ngoài việc dùng làm gia vị, cây hương thảo còn có nhiều lợi ích không ngờ đối với sức khỏe như giảm căng thẳng, điều trị chứng sa sút trí tuệ (Alzheimer), ngăn ngừa ung thư và các tình trạng khác.

Cây hương thảo là một loại thảo mộc phổ biến dùng để nấu ăn và thêm hương vị cho thực phẩm. Tuy nhiên, tác dụng của cây hương thảo đối với sức khỏe cũng rất phổ biến. Vậy, cây hương thảo có tác dụng gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Cây hương thảo có tác dụng gì?

Hương thảo là một “thành viên của gia đình’ bạc hà Lamiaceae, cùng với nhiều loại thảo mộc khác, chẳng hạn như cỏ xạ hương, húng quế và hoa oải hương.

Loại thảo mộc này không chỉ là gia vị trong các món ăn, mà nó còn là một nguồn cung cấp sắt, canxi và vitamin B-6.

Bên cạnh đó, từ xa xưa, công dụng của cây hương thảo đối với sức khỏe đã được nhiều người biết đến và áp dụng. Sau đây là một số tác dụng của loại thảo dược này:

Sử dụng như liệu pháp mùi hương

Bạn có biết một mùi thơm nhẹ có thể giúp giảm stress. Dầu hương thảo thường được sử dụng trong liệu pháp mùi hương. Ngoài ra, thuốc thơm hương thảo và xạ hương là một trong những loại “thần dược” có thể giúp bạn thanh lọc tâm trí.

Một nghiên cứu cho thấy hít dầu hương thảo có thể giúp não hoạt động hiệu quả hơn, làm giảm buồn ngủ và thậm chí cải thiện tâm trạng.

Công dụng cây hương thảo – Điều trị và phòng ngừa chứng Alzheimer

Các nhà khoa học cho biết chiết xuất lá hương thảo có tác dụng trong điều trị và phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ (Alzheimer). Ngoài ra, cây hương thảo có thể cải thiện chức năng nhận thức ở người cao tuổi.

Phòng ngừa ung thư

công dụng của cây hương thảo

Ngoài các lợi ích của hương thảo trong việc giảm căng thẳng và chữa bệnh Alzheimer, loại thảo mộc này cũng có thể chống lại các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một nghiên cứu đã cho thấy tác dụng của cây hương thảo trong việc điều trị ung thư da, giúp giảm sự lan truyền của tế bào ung thư. Nghiên cứu cho thấy việc áp dụng chiết xuất từ ​​hương thảo đã giúp ngăn chặn các tế bào khối u da.

Chiết xuất từ ​​hương thảo cũng có khả năng ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư, chẳng hạn như các tế bào ung thư phổi. Một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Biofactors cho thấy cây hương thảo hoạt động như một chất chống oxy hóa bằng cách bảo vệ các tế bào khỏe mạnh.

Ngăn ngừa rụng tóc

Tình trạng rụng tóc có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Rất may là một trong những công dụng của cây hương thảo là điều trị rụng tóc. Trong số 43 người bị rụng tóc đã xoa bóp da đầu bằng dầu hương thảo, cỏ xạ hương, hoa oải hương và cây tuyết tùng trong 7 tháng thì gần một nửa đã có tiến triển tốt và tóc mọc trở lại. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những loại tinh dầu này điều trị hiệu quả và an toàn cho chứng rụng tóc.

Tác dụng phụ

Tác hại của cây hương thảo là gì?

Hương thảo thường an toàn khi dùng với liều lượng thấp. Tuy nhiên, liều lượng cực lớn có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, mặc dù trường hợp này hiếm.

Các tác dụng phụ khi sử dụng cây hương thảo bao gồm:

  • Nôn mửa
  • Co thắt
  • Hôn mê
  • Phù phổi (chất lỏng trong phổi).

Liều cao của hương thảo có thể gây sẩy thai, do đó phụ nữ mang thai không nên dùng bất kỳ thực phẩm chức năng có chứa thành phần từ cây hương thảo.

Tương tác thuốc

Cây hương thảo có thể tương tác với những thuốc nào?

cây hương thảo

Cây hương thảo trong một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe có thể ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại thuốc, bao gồm:

  • Thuốc chống đông máu, bao gồm thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin, aspirin và clopidogrel.
  • Thuốc ức chế men chuyển: Được sử dụng để điều trị huyết áp cao, bao gồm lisinopril , fosinopril, captopril và enalapril.
  • Thuốc lợi tiểu: bao gồm hydrocholorothiazide và furosemide (Lasix).
  • Lithi: Được sử dụng để điều trị các giai đoạn hưng cảm của chứng trầm cảm. Hương thảo có thể hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu và khiến lithium đạt đến mức độc hại trong cơ thể.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The Health Benefits of Rosemary. https://www.flushinghospital.org/newsletter/the-health-benefits-of-rosemary/. Ngày truy cập: 08/04/2022

Rosemary. https://www.bbcgoodfood.com/glossary/rosemary-glossary. Ngày truy cập: 08/04/2022

The Therapeutic Potential of Rosemary (Rosmarinus officinalis) Diterpenes for Alzheimer’s Disease. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4749867/. Ngày truy cập: 08/04/2022

Rosemary. https://www.mountsinai.org/health-library/herb/rosemary. Ngày truy cập: 08/04/2022

Rosemary. https://www.drugs.com/npc/rosemary.html. Ngày truy cập: 08/04/2022

Rosemary. https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/rosemary. Ngày truy cập: 08/04/2022

Phiên bản hiện tại

08/04/2022

Tác giả: Bích Ngọc

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Trà hương thảo: Bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp

11 công dụng tuyệt vời của hạt chia cho sức khỏe con người


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Bích Ngọc · Ngày cập nhật: 08/04/2022

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo