Viêm da tiếp xúc nhẹ: Đây là tình trạng phổ biến nhất và thường chỉ gây ảnh hưởng đến khu vực có tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Ví dụ, da đầu có thể ngứa ran hoặc châm chích sau khi bạn sử dụng một loại dầu gội nào đó. Nguyên nhân là do các chất gây kích ứng sẽ phá vỡ lớp bảo vệ tự nhiên của da và gây nên tình trạng bong tróc. Khi bị bong tróc, da sẽ mất nước, trở nên dễ bị kích ứng hơn và dễ bị ửng đỏ. Thêm vào đó, vùng da đầu bị dị ứng sẽ có cảm giác châm chích và bỏng rát. Viêm da tiếp xúc nặng: Tình trạng này sẽ gây phản ứng trên một diện tích lớn tại vùng da đầu có tiếp xúc với chất gây dị ứng. Đồng thời, những vùng da ở mí mắt, sau tai, gáy cũng sẽ xuất hiện những dấu hiệu dị ứng. Viêm da tiếp xúc nặng thường có thể khiến các vùng da sưng tấy và phồng rộp. Thực tế là dị ứng với dầu gội đầu hiếm khi dẫn đến tình trạng phồng rộp da. Vậy làm sao để thử nghiệm dị ứng dầu gội?
Bác sĩ da liễu sẽ tiến hành thử nghiệm trên một vùng da nhỏ bằng cách đặt vào các miếng dán cỡ 1cm lên da. Mất khoảng 2 tuần để các phản ứng dị ứng phát triển khi thực hiện thử nghiệm này. Sau 2 tuần, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng và thông báo cho bạn biết kết quả.
Dị ứng dầu gội: Thủ phạm thực sự là gì?

Có vô vàn các nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng dầu gội. Bạn có thể bị dị ứng với thành phần tạo mùi, chất làm sạch… Theo đó, The Scientific Committee đã liệt kê ra 85 chất tạo mùi dễ gây ra phản ứng dị ứng với con người. Ngoài ra, Liên minh châu Âu còn lập danh sách 26 chất gây kích ứng trong mỹ phẩm để cảnh báo người dùng. Thêm vài đó, những thành phần sau đây cũng gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc cho người dùng:
- Chất khử formaldehyde (ví dụ như: DMDM Hydantoin, Imidazolidinyl Urê, Diazolidinyl Urea)
- Cocamidopropyl Betaine
- Methylisothiazolinone/Methylchloroisothiazolinone
- Phenoxyetanol
- 2-Bromo-2-Nitropropane-1,3-diol
- Triethanolamine (TEA)
- Cetrimonium Chloride
- Sodium-2-pyridinethiol-1-oxide
- Dimethylaminopropylamine
- Parabens
- Iodopropynyl Butylcarbamate
- Tetrasodium EDTA
- Butylated Hydroxytoluene
- Một số chất cồn
Việc công bố những thành phần gây kích ứng này sẽ giúp người dùng tập thói quen đọc nhãn thành phần trên nhãn, tránh được tình trạng dị ứng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!