Thuốc bổ sung sắt ở đây được hiểu là các loại viên uống, thực phẩm có khả năng bổ sung thêm chất sắc cho cơ thể. Người ở tuổi dậy thì cần đặc biệt chú ý bổ sung đủ chất sắt và các dưỡng chất khác để tạo thuận lợi cho quá trình phát triển thể chất và sinh lý.
Bên cạnh việc ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, chất sắt còn có tác dụng tích cực đối với làn da, mái tóc và móng tay của trẻ ở độ tuổi dậy thì. Vậy ăn gì và uống thuốc gì để da hồng hào, tóc và móng tay khỏe mạnh?
Chất sắt và sức khỏe làn da
Khi trẻ uống thuốc bổ sung sắt hoặc ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt, các tế bào sẽ hấp thụ vi chất này thông qua đường tiêu hóa. Sau đó, sắt được giải phóng vào máu, gắn vào protein và được vận chuyển đến gan. Sắt là yếu tố cần thiết để tạo ra huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu và tủy xương. Toàn bộ quá trình này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như bề mặt làn da của trẻ.
Thiếu sắt khiến da trở nên nhợt nhạt, vàng, sạm, xỉn màu và thiếu sức sống. Da xanh xao ở những trẻ bị thiếu sắt có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, chẳng hạn như mặt, nướu, bên trong môi hoặc mí mắt dưới. Điều này gây ra tâm lý bất an và tự ti về ngoại hình ở các cô bé tuổi dậy thì. Bên cạnh đó, còn có một tình trạng da khác liên quan đến vấn đề thiếu hụt sắt là xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân.
Vai trò của thực phẩm hoặc thuốc bổ sung sắt đối với mái tóc
Nếu không có đủ chất sắt trong chế độ ăn, tóc của các bé gái tuổi dậy thì có thể bị khô, thiếu độ bóng, thậm chí bị rụng tóc. Các vấn đề này thường có liên quan đến sự thiếu hụt ferritin – một loại protein cần thiết cho quá trình dự trữ và giải phóng sắt. Nồng độ ferritin thấp đồng nghĩa với việc trẻ đang bị thiếu sắt.
Dù có thể gây ra một số tình trạng nghiêm trọng, nhưng nồng độ ferritin thấp dễ dàng được cải thiện bằng cách điều chỉnh chế độ ăn và sử dụng các loại thuốc bổ sung sắt.
Bên cạnh đó, có một khoáng chất khác cũng quan trọng đối với mái tóc không kém sắt là kẽm. Một số nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt và kẽm là thịt đỏ nạc, đậu lăng và đậu nành. Ngoài ra, uống thuốc sắt đúng cách cũng là một cách đơn giản để cải thiện độ bóng khỏe của mái tóc. Điều quan trọng là bạn cần chọn được loại thuốc bổ sung sắt nào tốt nhất và phù hợp nhất với người sử dụng.
Chất sắt và sự chắc khỏe của móng tay
Ngoài việc duy trì các chức năng của cơ thể như sản xuất huyết sắc tố, cung cấp oxy đến các cơ quan, sắt còn là chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sự chắc khỏe của móng tay.
Móng tay được cấu tạo gồm nhiều lớp keratin – một loại protein cứng dạng sợi bảo vệ cho các mô mềm bên trong được an toàn. Khi cơ thể bé gái tuổi dậy thì không hấp thụ đủ chất sắt, lượng huyết sắc tố sẽ bị thiếu hụt, móng tay không có đủ oxy để duy trì trạng thái khỏe mạnh bình thường. Khi đó, móng tay trẻ sẽ giòn, khô, dễ bị gãy, có thể gây đau, trông khó coi và cản trở khả năng làm việc.
Mẹo để có làn da, mái tóc và móng tay khỏe mạnh ở tuổi dậy thì
Vai trò của sắt đối với da, tóc và móng tay của bé gái tuổi dậy thì rất quan trọng. Vậy ăn gì để da hồng hào, tóc bóng mượt và móng tay chắc khỏe? Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn và con có được vẻ ngoài luôn tươi trẻ, tràn đầy năng lượng và sức sống:
Dùng thuốc bổ sung sắt hoặc tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt, protein và kẽm
Bé gái tuổi dậy thì cần bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, protein và kẽm vào chế độ ăn hàng ngày, bao gồm: thịt heo, thịt bò, thịt gà, các loại hạt, các loại đậu (đậu đỏ, đậu que, đậu nành, đậu Hà Lan), hải sản…
Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường bột
Bé gái tuổi dậy thì cần hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường bột như bánh mì, mì ống, nước ngọt, kẹo…
Uống đủ nước
Uống đủ nước sẽ giúp bé gái tuổi dậy thì có một làn da mượt mà và mái tóc óng ả. Thêm vào đó, nước còn có tác dụng đào thải độc tố, giảm các nguy cơ mụn trứng cá và các vấn đề về da khác.
Tập thể dục
Bên cạnh việc dùng thuốc bổ sung sắt hoặc các thực phẩm giàu chất sắt, bạn cũng cần tập thể dục đều đặn để khỏe đẹp toàn diện. Tập thể dục thường xuyên và điều độ không những giúp trẻ giảm căng thẳng, có được vóc dáng cân đối mà còn có tác dụng tích cực trong việc cải thiện sức khỏe của da, tóc và móng tay.
Tránh các tác nhân gây ảnh hưởng đến da, tóc và móng tay
Các tác nhân như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn và hóa chất sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của các bé gái tuổi dậy thì. Do đó, bạn nên giáo dục con để trẻ chủ động tránh xa các yếu tố có hại này.