backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Thiếu máu do thiếu sắt ở nữ đang trở nên phổ biến

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 11/06/2020

    Thiếu máu do thiếu sắt ở nữ đang trở nên phổ biến

    Chứng thiếu máu do thiếu sắt ở nữ đang trở nên phổ biến. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Có giải pháp ngăn ngừa và đẩy lùi nó không?

    Chứng thiếu máu do thiếu sắt xảy ra nhiều ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang trong thai kỳ. Có nhiều nhân tố gây ra tình trạng này. Cùng Hello Bacsi điểm qua các nguyên nhân cơ bản và giải pháp sau đây nhé!

    Chứng thiếu máu do thiếu sắt ở nữ

    Mang thai, rong kinh cùng với u xơ tử cung chính là tất cả các nguyên nhân khiến phụ nữ mắc phải chứng thiếu máu do thiếu sắt.

    Rong kinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Khi mắc phải hiện tượng này, lượng máu chảy ra nhiều và kéo dài hơn bình thường trong một chu kỳ. Triệu chứng rong kinh thường kéo dài từ 4-5 ngày với lượng máu chảy ra là 30ml-45ml. Đối với những trường hợp nặng hơn, rong kinh sẽ kéo dài lên đến một tuần và mất gấp 2 lần lượng máu so với những kỳ kinh nguyệt bình thường.

    Có khoảng 20% phụ nữ trong thai kỳ mắc phải chứng thiếu máu do thiếu hụt chất sắt. Trong đó, phụ nữ đang mang thai có nguy cơ mắc phải nhiều hơn do nhu cầu phát triển của cả thai nhi và mẹ.

    Bạn có thể tiến hành siêu âm buồng trứng để tìm ra các bệnh lý gây mất máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như u xơ. Thông thường u xơ tử cung thường không biểu hiện nhiều triệu chứng. Chúng hình thành khi các khối u lớn dần trong tử cung. U xơ tử cung thường không phát triển thành ung thư nhưng gây ra hiện tượng rong kinh dẫn đến thiếu máu.

    Làm thế nào để chữa trị chứng thiếu máu do thiếu sắt ở nữ?

    Thiếu máu do thiếu sắt: ăn thịt đỏ thôi có đủ?

    Bổ sung chất sắt

    Sử dụng các viên uống bổ sung chất sắt (iron tablets) góp phần dự trữ chất sắt trong cơ thể. Đặc biệt, việc hấp thụ chất sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu bạn uống chúng khi đói. Trong trường hợp xót ruột sau khi uống, bạn nên ăn nhẹ để giảm bớt tình trạng khó chịu.

    Bạn cần lưu ý, việc bổ sung chất sắt trong thời gian dài có khả năng dẫn đến tình trạng táo bón và phân sẫm màu.

    Chế độ dinh dưỡng

    Bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng bao gồm những loại thực phẩm sau đây để có thể giúp chữa trị và ngăn chặn chứng thiếu máu do thiếu sắt:

    • Thịt đỏ
    • Các loại rau nhiều lá và có màu xanh đậm
    • Trái cây sấy
    • Các loại hạt (hạnh nhân, hạt dẻ…).

    Ngoài ra, vitamin C cũng cung cấp nhiều chất sắt. Khi sử dụng viên sắt, bác sĩ thường khuyên bạn kết hợp dùng nó cùng với các nguồn cung cấp vitamin C như nước cam, nước chanh…

    Khắc phục những nguyên nhân bên trong của việc rong kinh

    Việc bổ sung chất sắt sẽ không có hiệu quả nếu tình trạng rong kinh kéo dài dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc ngừa thai cho những phụ nữ mắc phải tình trạng rong kinh để giảm mất máu trong mỗi kỳ kinh nguyệt. Ở nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định truyền máu để kịp thời cung cấp máu và chất sắt cho bệnh nhân.

    Liệu có thể ngăn chặn chứng thiếu máu do thiếu sắt ở nữ?

    thiếu máu do thiếu sắt ở nữ

    Bạn có thể ngăn ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt bằng việc bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắtvitamin C. Đặc biệt, các mẹ trong thời kỳ cho con bú cần đảm bảo việc cung cấp đủ chất sắt từ sữa mẹ cũng như sữa bột.

    Dưới đây là các loại thực phẩm giàu chất sắt mà bạn có thể tham khảo:

    • Các loại thịt như thịt heo, cừu, gà và bò
    • Các loại đậu
    • Bí và hạt bí
    • Các loại rau xanh ăn lá như cải bó xôi
    • Nho khô và các loại trái cây sấy
    • Trứng
    • Các loại hải sản như cá mòi, tôm, hào…

    Đồng thời cung cấp vitamin C từ các nguồn như:

    • Những trái cây thuộc họ cam-chanh cùng các loại khác như nho, dâu tây, kiwi, đu đủ, ổi, thơm, dưa hấu và xoài
    • Bông cải xanh
    • Ớt chuông (xanh, đỏ)
    • Súp lơ
    • Cà chua
    • Các loại rau ăn lá.

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị thiếu máu thiếu sắt ở nữ cũng như giảm thiểu tối đa các trường hợp nghiêm trọng do chứng này gây ra.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 11/06/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo