backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Dùng niacinamide bị rát là do đâu? Cách khắc phục

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lạc Thị Kim Ngân · Da liễu · Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 16/08/2023

    Dùng niacinamide bị rát là do đâu? Cách khắc phục

    Hiện tượng dùng niacinamide bị rát có thể xuất hiện ở một số người đang sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa hoạt chất này. Vậy bạn có biết nguyên nhân dùng niacinamide bị rát từ đâu?

    Cùng tìm hiểu nguyên nhân dùng niacinamide bị rát và hướng dẫn cách xử lý để đảm bảo an toàn cho da qua bài viết dưới đây!

    Tác dụng của niacinamide cho da

    Một số lợi ích của niacinamide trong một số sản phẩm chăm sóc đối với da như:

    • Khóa ẩm, dưỡng da: Niacinamide giúp tăng cường chức năng của hàng rào lipid trên da, giữ độ ẩm cho da.
    • Giảm mẩn đỏ: Niacinamide đã được chứng minh có tác dụng giảm viêm, làm dịu mẩn đỏ do các tình trạng như mụn trứng cá, bệnh rosacea và bệnh chàm.
    • Giảm xuất hiện lỗ chân lông: Niacinamide có tác dụng giảm thiểu sự xuất hiện lỗ chân lông nhờ khả năng giữ cho làn da mịn màng và sạch sẽ. Đồng thời niacinamide có thể điều chỉnh lượng dầu sản xuất, ngăn ngừa mụn và lỗ chân lông bị tắc.
    • Điều trị đốm đen: Niacinamide có tác dụng làm sáng da, làm bật tông màu da. Một số nghiên cứu cho thấy công thức 5% niacinamide trong sản phẩm chăm sóc da cũng có thể giúp làm sáng các vết thâm. Đặc biệt là khi kết hợp với các chất khác như retinol có thể cải thiện tông màu và kết cấu của da.
    • Giảm nếp nhăn và vết chân chim: Đặc tính chống oxy hóa của loại hoạt chất này có thể giúp bảo vệ làn da khỏi các yếu tố như lão hóa, ánh nắng mặt trời và căng thẳng.

    dùng niacinamide bị rát

    Nguyên nhân dùng niacinamide bị rát

    Một số nguyên nhân sau đây có thể giải thích cho hiện tượng dùng niacinamide bị rát sau:

    Sử dụng niacinamide với nồng độ quá cao

    Tình trạng dùng niacinamide bị rát có thể do sản phẩm niacinamide chứa quá nhiều niacin tự do với nồng độ quá cao. Theo nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, niacinamide không gây kích ứng ở nồng độ lên đến 5% (thử nghiệm trong 21 ngày).

  • Chỉ nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa nồng độ dưới 5% niacinamide.
  • Khi mới bắt đầu sử dụng niacinamide, hãy dùng sản phẩm có nồng độ thấp nếu bạn có làn da nhạy cảm để tránh tình trạng bôi serum bị nóng mặt.
  • Hãy thăm khám và trao đổi với bác sĩ da liễu nếu bị rát nghiêm trọng khi sử dụng niacinamide.
  • Sử dụng niacinamide với tần suất thường xuyên

    Việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da không đúng cách, thoa với tần suất dày đặc có thể khiến da đỏ rát. Vì vậy mà bạn gặp tình trạng dùng niacinamide bị rát mà không biết.

    • Đối với những người mới bắt đầu, bạn nên cho da tiếp xúc từ từ với chất này, thoa 2-3 lần mỗi tuần
    • Sau khi da đã thích ứng với niacinamide, bạn có thể thoa một hoặc hai lần mỗi ngày sau bước làm sạch da nhẹ nhàng trong quy trình chăm sóc da thông thường

    Dùng niacinamide bị rát do sai quy trình chăm sóc da 

    Một số bạn do không biết các bước skincare đúng nên khi dùng niacinamide bị rát đỏ. Bạn cần lưu ý rằng:

    • Không nên kết hợp AHA/BHA và niacinamide cùng một lúc: Hai hoạt chất này có thể dùng chung bằng cách thoa BHA trước và niacinamide sau và cần thời gian cách nhau 30 phút.
    • Nên kết hợp với kem dưỡng bước cuối: Để tối đa hóa lợi ích của niacinamide, bạn có thể kết hợp huyết thanh niacinamide với bước cuối là kem dưỡng ẩm, thoa lên mặt và cổ để phục hồi và thư giãn cho da.
    dùng niacinamide bị rát là do đâu
    Nguyên nhân bôi niacinamide bị rát

    Dùng niacinamide bị rát do sản phẩm đã hết hạn

    Các hoạt tính như niacinamide có thể biến chất nếu đã quá hạn sử dụng, khiến bôi serum bị rát mặt. Bạn cần luôn lưu ý các thông tin trên bao bì sản phẩm như:

    • Hạn sử dụng
    • Nguồn gốc xuất xứ
    • Nhãn mác và thông tin thành phần, nồng độ của niacinamide

    Dùng niacinamide bị rát phải làm sao?

    Cách xử lý khi dùng niacinamide bị rát

    • Bước 1: Ngưng sử dụng sản phẩm
    • Bước 2: Rửa mặt lại với nước sạch
    • Bước 3: Đọc lại thành phần, kiểm tra nồng độ và xuất xứ của sản phẩm
    • Bước 4: Nếu tình trạng đau rát kéo dài và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên liên hệ thăm khám bác sĩ da liễu để được xử lý nhanh chóng kịp thời

    Mẹo sử dụng niacinamide đúng cách, không bị rát

    Sau khi biết dùng niacinamide bị rát là do đâu, bạn có thể bỏ túi một số mẹo sử dụng hoạt chất này để đạt hiệu quả cao nhất cũng như đảm bảo an toàn cho da như:

    • Thử trên vùng da nhỏ trước: Trước khi thoa lên mặt, bạn nên thử sản phẩm niacinamide lên da tay hoặc vùng cổ để xem da có rát hay phản ứng dị ứng ngứa gì không
    • Bắt đầu với nồng độ thấp: Sử dụng niacinamide với nồng độ từ thấp đến cao (từ 2,5% – 5%)
    • Liều lượng phù hợp: Thoa niacinamide với liều lượng (3-4 giọt) và tần suất phù hợp
    • Đúng quy trình: Tìm hiểu và chăm sóc da cùng niacinamide đúng quy trình: làm sạch da, áp dụng AHA/BHA (nếu có), sau 30 phút thoa niacinamide, dưỡng da, kem chống nắng (nếu skincare ban ngày)
    • Thoa kem dưỡng ở bước cuối: Để phát huy hiệu quả niacinamide và làm dịu da, bạn có thể thoa kem dưỡng ẩm sau khi thoa hoạt chất này lên mặt.
    • Luôn kiểm tra bao bì, thành phần và hạn sử dụng trước khi sử dụng. Luôn tìm mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và tại cửa hàng uy tín
    dùng niacinamide bị rát
    Dùng niacinamide bị châm chích phải làm sao?

    Niacinamide và B5 cái nào dùng trước: Bí mật trẻ hoá làn da

    6 loại serum chứa Niacinamide kiểm soát dầu, mụn – cho làn da luôn căng mịn

    Lý giải tại sao dùng niacinamide bị lên mụn?

    Niacinamide trong mỹ phẩm có công dụng gì đối với làn da?

    Giải đáp thắc mắc: Tại sao đắp mặt nạ bị rát?

    Để có làn da khỏe đẹp, không chỉ hiểu về da chính mình mà cần có kiến thức về sản phẩm và cách sử dụng đúng cách. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp dùng niacinamide bị rát là do đâu, cũng như cách khắc phục là gì. Nếu có bất kỳ phản ứng lạ như ngứa rát, kích ứng niacinamide nghiêm trọng, hãy liên hệ ngay bác sĩ da liễu để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lạc Thị Kim Ngân

    Da liễu · Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ


    Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 16/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo