Người bị tiểu đường có ăn được mắm tôm không?
Trong cuộc sống hiện đại, chế độ dinh dưỡng l
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Mẹ em năm nay 65 tuổi mắc bệnh tiểu đường đã nhiều năm. em thấy bà cũng có áp dụng các phương pháp ăn kiêng để giảm lượng đường nhưng chẳng hiểu sao uống thuốc bác sĩ kê, kết hợp cả ăn kiêng khem giữ lắm mà mỗi lần bà đi khám tiểu đường toàn lên ngưỡng 12,13 ko chịu giảm ...
6 năm về trước mẹ e có cắt túi mật, bác sĩ có nói do bà cắt túi mật , nên độ dung nạp thuốc của bà vào người nó ko còn được như người bình thường nhưng e nghĩ cũng có thể do bà chưa có chế độ ăn kiêng cho đúng người bệnh tiểu đường, bà lại bị cả cao huyết áp hơn chục năm nay cứ mỗi lần bà đi khám bệnh là chưa vào khám mà tư tưởng đã khiến huyết áp của bà tăng rồi, mỗi lần tăng toàn 180,190. Em có tìm hiểu trên mạng người ta có nói đấy là " hội chứng áo trắng " do tâm lý và tư tưởng của người bệnh nhưng chỉ là tăng lúc đó đến khoảng 1,2 tiếng sau thì huyết áp lại tự ổn định lại. nên e rất mong bác sĩ tư vấn và chia sẻ cho e 1 chế độ dinh dưỡng khoa học cho người mắc bệnh tiểu đường với ạ! Em cảm ơn.
4 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Hạn chế thức ăn giàu tinh bột, đồ ngọt
BACS SĨ CÓ TƯ VẤN BẠN THAM KHẢO
Chào em,
Trường hợp của mẹ em là một trong những tình trạng hay gặp phải của bệnh nhân tiểu đường, mặc dù người bệnh ăn uống kiêng khem nhưng đường vẫn cao. Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
Để cải thiện tình trạng trên bác sĩ khuyên em nên đưa mẹ đi khám đúng chuyên khoa Nội tiết. Ngoài ra bác sĩ đưa ra một số lời khuyên về chế độ ăn uống như sau:
Về vấn đề tăng huyết áp áo choàng trắng như bạn mô tả là tình trạng huyết áp tại nhà ổn định, chỉ tăng khi gặp bác sĩ. Ngoài việc điều chỉnh thuốc điều trị theo toa thuốc của bác sĩ, bạn cũng nên xoa dịu tư vấn ổn định tâm lý cho người bệnh, để bớt lo âu ơn.
Tóm lại ngoài việc điều chỉnh ăn uống tại nhà, vận động, uống thuốc thì bạn nên đưa mẹ đến khám tại bs chuyên khoa nội tiết để được đánh giá toàn diện hơn.
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp rất quan trọng để kiểm soát cả hai tình trạng này. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn cho người mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp:Hạn chế đường và tinh bột: Để kiểm soát đường huyết và huyết áp, bạn nên hạn chế tiêu thụ đường và tinh bột, bao gồm đường, mì, bánh mì, gạo trắng và khoai tây.
Tăng cường rau xanh và hoa quả: Rau xanh và hoa quả giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể mà không tăng cao đường huyết.
Chọn nguồn protein chất lượng: Chọn các nguồn protein như thịt gà, cá, hạt, đậu và sữa chua ít chất béo để giữ cân nặng và duy trì sức khỏe tim mạch.
Hạn chế muối: Hạn chế tiêu thụ muối để giảm huyết áp, nên tránh thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh.
Uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì cân bằng nước trong cơ thể và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
Theo dõi cân nặng: Duy trì cân nặng ổn định thông qua chế độ ăn cân đối và vận động thể chất thường xuyên.
Nhớ rằng, việc thực hiện chế độ ăn khoa học và lành mạnh là quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp nhất cho mẹ bạn. Chúc mẹ bạn sức khỏe và may mắn!
Chuyên mục liên quan