🔥 Bài đăng hot nhất

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một phần quan trọng để theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho cả thai phụ và thai nhi. Vậy cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu? Mẹ bầu hãy cùng tham khảo ở chia sẻ dưới đây nhé!

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF), tỷ lệ tiểu đường đường thai kỳ năm 2021 tại Việt Nam tăng cao, cứ 7 phụ nữ mang thai lại có 1 người mắc bệnh.

Tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, tiền sản giật, sản giật, tăng huyết áp thai kỳ, tăng nguy cơ mổ đẻ, … và nguy cơ thành bệnh tiểu đường thật sự sau sinh.

Với thai nhi của những người mẹ bị tiểu đường thai kỳ dễ gặp những biến chứng nguy hiểm như: Tăng tỷ lệ dị tật thai, thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng.... Đặc biệt là tuổi thai càng lớn, thai nhi càng có nguy cơ bị chết lưu đột ngột nếu đường huyết của mẹ mất ổn định.

Đối với trẻ sơ sinh được sinh ra bởi người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể sẽ có những biến chứng như: suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da. Khi lớn lên, trẻ dễ bị béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp…

Vậy nên việc tầm soát tiểu đường thai kỳ là điều hết sức cần thiết để giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Quy trình xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ được thực hiện như sau:

- Xét nghiệm sàng lọc ngay trong 3 tháng đầu, lý tưởng nhất là dưới 13 tuần:

Xét nghiệm HbA1C và glucose máu (Nếu thuộc type có yếu tố nguy cơ tiểu đường thai kỳ, bạn sẽ được làm nghiệm pháp tăng đường huyết)

+ Nếu kết quả này bất thường, chuyển khám chuyên khoa nội tiết hoặc quản lý thai theo quy trình tiểu đường thai kỳ của Bệnh viện

+ Nếu kết quả này bình thường, mẹ bầu thực hiện nghiệm pháp tăng đường huyết vào tuần 24 – 28

- Xét nghiệm sàng lọc ở tuần thai 24 đến tuần thai 28.

Xét nghiệm được thực hiện thông qua nghiệm pháp tăng đường huyết. Mẹ bầu sẽ được lấy máu vào 3 thời điểm khác nhau. Lưu ý để làm xét nghiệm ở giai đoạn này, mẹ bầu cần nhịn ăn trước tối thiểu 8 tiếng.

+ Lần 1: Kiểm tra đường huyết khi mẹ bầu đang đói

+ Lần 2: Mẹ bầu sẽ được uống nước đường liều lượng đúng theo quy định. Sau đó 1 tiếng xét nghiệm lại;

+ Lần 3: 2 giờ sau khi uống nước đường.

Khi đã có đủ kết quả của 3 lần xét nghiệm, bác sĩ sẽ kết luận mẹ có tiểu đường thai kỳ hay không

• Nếu kết quả này bình thường, mẹ bầu không bị tiểu đường thai kỳ

• Nếu kết quả này bất thường, chuyển khám chuyên khoa nội tiết hoặc quản lý thai theo quy trình tiểu đường thai kỳ của Bệnh viện.

Hi vọng qua những thông tin trên, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu.

6
20
7 Bình luận

7 bình luận

mẹ bầu thực hiện nghiệm pháp tăng đường huyết vào tuần 24 – 28

2 tuần trước
Thích
Trả lời

Bầu nên tránh ăn gj nhiều để k bị tiểu đường thai kỳ ạ bs

4 tuần trước
Thích
Trả lời

Mình 25w đi xn nè

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Thông thường xét nghiệm đường huyết tầm khoảng 24tuần. Tuy nhiên nếu mẹ có nguy cơ cao thì bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ xét nghiệm sớm hơn

1 tháng trước
Thích
Trả lời

xét nghiệm này rất quan trọng luôn

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Mình đi khám ở tuần 22 bs cho làm luôn

1 tháng trước
Thích
Trả lời

trong thai kỳ mình ăn rất ít đồ ngọt nhưng vẫn bị tiểu đường thai kỳ, mn nên đi xét nghiệm k nên chủ quan nhé

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!