🔥 Bài đăng hot nhất

Vì sao bị Tiểu Đường thì vết thương khó liền?

Mình thấy ở bệnh nhân tiểu đường thì vết thương khó liền, dễ dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng nặng . Cho mình hỏi Nguyên nhân và cách chữa kịp thời là gì ạ?

22
2
8 Bình luận

8 bình luận

Mẹ mình bị loét bàn chân lâu lành lắm luôn, do đường huyết tăng cao, các tế bào trong cơ thế không hoạt đồng tốt để chữa lành vết thương nữa.

2 năm trước
Thích
Trả lời

cách chữa trị khi vét thương khó lành là mình phải uống thuốc và ăn uống hợp lý , bên canh đó chăm sóc vết thương thật tốt tránh để nhiễm trùng.

2 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn,


Nồng độ đường trong máu cao làm các động mạch xơ vữa và là nguyên nhân làm hẹp các mạch máu. Quá trình này tác động vào nhiều giai đoạn của sự lành vết thương: chúng vừa là nguồn gốc sinh ra vết thương, cũng như là yếu tố nguy cơ để chậm lành vết thương. Hẹp mạch máu dẫn đến làm giảm lưu lượng máu đến các mô, do đó nồng độ oxy đến vết thương cũng giảm. Đồng thời, nồng độ đường trong máu cao làm hạn chế hoạt động của các tế bào hồng cầu, bạch cầu. Từ đó, làm giảm vận chuyển dinh dưỡng đến các mô, suy giảm chức năng miễn dịch khiến cho vết thương chậm lành. Ngoài ra, nồng độ glucose trong máu cao sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh khiến cho bệnh nhân có thể bị giảm hoặc mất cảm giác. Khi đó, bệnh nhân không thể cảm thấy một vết loét hay sự nhiễm trùng của vết thương. Do đó, vết thương có thể sẽ tiến triển nặng thêm mà bệnh nhân không biết, làm chậm quá trình điều trị cho bệnh nhân, khi vết loét đã hoại tử bệnh nhân mới phát hiện ra. Nồng độ glucose máu cao làm cho các tế bào miễn dịch hoạt động kém hiệu quả, khiến cho hệ thống phòng thủ của cơ thể hoạt động kém hiệu quả, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho bệnh nhân.


Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm nói chung, trước tiên người bệnh đái tháo đường cần phải kiểm soát tốt đường huyết và các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu… bằng cách sử dụng thuốc theo đúng quy định của bác sĩ, ăn uống khoa học và hoạt động thể chất hàng ngày.


Riêng đối với biến chứng nhiễm trùng, người bệnh ĐTĐ cần lưu ý một số vấn đề sau:


- Vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng các loại bàn chải mềm, chải răng thường xuyên và tránh gây các tổn thương trong khoang miệng.

- Luôn trang bị khẩu trang khi đi ra đường, sử dụng những loại quần áo, vớ, nón vải mềm với chất liệu thấm hút mồ hôi.

- Vệ sinh đường tiểu tốt, đặc biệt là với phụ nữ, giúp giảm thiểu khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Thực hiện bằng cách giữ nhà vệ sinh sạch sẽ, rửa vùng kín sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục, không nhịn tiểu và uống nhiều nước. Nhiễm nấm đường sinh dục thường có thể tránh được bằng cách vệ sinh âm đạo tốt. Ngoài ra, ăn các thực phẩm có lợi, chẳng hạn như sữa chua chứa vi khuẩn axit, có thể hữu ích để ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men.

- Để phòng ngừa nhiễm trùng da, người bệnh cần luôn vệ sinh da sạch sẽ, không tắm nước nóng và dùng xà phòng giữ ẩm nhẹ; giữ da khô ráo bằng cách xoa bột Talc vào những vùng da hay cọ xát vào nhau như nách, bẹn, kẽ các ngón chân; cắt móng chân, móng tay thường xuyên. Với các vết thương, cần rửa sạch bằng nước hoặc cồn và băng những vết xước da, rách da ngay khi mới phát hiện.


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

ThS.DS.GV Lê Thị Mai

Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành

2 năm trước
Thích
Trả lời
2

[mention+id="2580536"+name="ThS. DS. GV Lê Thị Mai"]

Bác sĩ tư vấn thật chi tiết, em cảm ơn nhiều ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời

Nên kiểm soát đường huyết luôn ở mức an toàn, đường tăng cao thì nên đi khám lại đee bác sĩ điều chỉnh lại thuốc cho mình. Nếu thấy cơ thể có vết thương hở, bọng nước nên nhanh chóng đến bệnh viện, để bác sĩ xử lý. Luôn giữ vệ sinh schj sẽ, và luôn giữ cho vết thương hở được khô ráo, thay băng và bôi thuốc hàng ngày.

2 năm trước
Thích
Trả lời

Người bệnh tiểu đường bị vết thương, hay nhiễm trùng sẽ lâu lành hơn người bình thường vì khi đường máu quá cao do đường huyết cao sẽ làm cơ thể giảm khả năng chống lại vi trùng, sự lên mô hạt cũng kém dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành.

Ngoài ra còn một nguyên nhân làm cho vết thương lâu lành là do người mắc bệnh Tiểu đường , lượng đường máu cao gây ức chế các hoạt động chống vi khuẩn của cơ thể.

Vì vậy phải giữ vệ sinh vùng vết thương và chữa kịp thời tránh các tổn thương nghiêm trọng khác xẩy ra.

2 năm trước
Thích
Trả lời

đường máu quá cao do đường huyết cao sẽ làm cơ thể giảm khả năng chống lại vi trùng, sự lên mô hạt cũng kém dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành

2 năm trước
Thích
Trả lời

Người bệnh đái tháo đường bị vết thương, hay nhiễm trùng sẽ lâu lành hơn người bình thường vì khi đường máu quá cao do đường huyết cao sẽ làm cơ thể giảm khả năng chống lại vi trùng, sự lên mô hạt cũng kém dẫn đến tình trạng vết thương lâu lành

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!