Em mới có 35 tuổi bị tiểu đường mà sút cân gần 8kg trong 3 tháng. Cho e hỏi nên ăn gì để tăng cân mà đường huyết vẫn ổn định ạ? Trẻ mà bị tiểu đườn
... Xem thêmTụt đường lúc nửa đêm
Mọi người cho em hỏi với.
Em trai em bị tiểu đường type 1 đã bốn năm (hiện giờ 21 tuổi). Từ khi phát hiện đã điều trị, ăn uống, vận động theo phác đồ của bác sĩ.Mấy hôm trước nó bị tụt đường huyết lúc nửa đêm về sáng.Người vã mồ hôi, mê sảng, co giật.May mà cho đi cấp cứu kịp thời. Cho em hỏi cách phòng tránh bị tụt đường lúc nửa đêm về sáng như thế nào được ạ?
15 bình luận
Mới nhất
Bệnh tiểu đường rất khó khăn, ăn uống kiêng khem mới giữ được ổn định. Mà em chị lại bị sớm quá, em cũng mới phát hiện bị tiểu đường, 22 tuổi còn quá trẻ nên cũng đang rất buồn và áp lực. Thời gian này cũng cố gắng kiêng cử nhưng chế độ ăn thay đổi so với lúc trước, sức thanh niên mọi người cũng biết, đi học đi làm nên nhiều lúc có hiện tượng đói dẫn đến mệt mỏi uể oải trong ngày. Phải chi bệnh này có phương pháp chữa trị dứt điểm thì tốt quá.
nhớ ăn no no một chút và dự trữ đồ ăn nha bạn
trước khi di ngu ban ay có thể uống một cốc sữa và đi khám lại để bsi điều chỉnh liều lượng thuốc
bạn cần tư vấn hãy liên hệ với mình. Mình đã điều trị cho mẹ mình
dạ mẹ em bị bệnh tiểu đường tuýt 1, ngày phải tiêm insulin 2 lần. Hôm trước em có đọc 1 bài viết về ăn hạnh nhân hằng ngày đúng điều độ sẽ hỗ trợ việc giảm nguy cơ phát triển bệnh. Các chuyên gia bác sĩ cho e hỏi thông tin này có xác thực không ạ, dạ em xin cảm ơn rất nhiều ạ
nên ăn nhẹ trước khi ngủ đó em ơi
Dđo đường huyết thường xuyên và ăn trước khi ngủ nhe bạn
warm honey + ginger
Chào bạn Trần Ngọc Linh,
Các dấu hiệu gợi ý hạ đường huyết ban đêm có thể gặp là khóc, gặp ác mộng, đổ mồ hôi làm ướt đồ ngủ hoặc ga trải giường, run rẩy, thay đổi nhịp thở hoặc rối loạn nhịp tim. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hoặc bực bội sau khi thức dậy. Nếu tình trạng này không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể diễn tiến nặng đến hôn mê, thâm chí tử vong.
Vì thế người bệnh nên áp dụng một số biện pháp sau đây để hạn chế xảy ra tình trạng hạ đường huyết ban đêm:
Trường hợp của em bạn là đái tháo đường típ 1 với hạ đường huyết thường xuyên, đặc biệt là ban đêm có thể nên sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục (CGM). Thiết bị này giúp theo dõi đường huyết cả ngày đêm, và còn có chức năng cảnh báo nếu chỉ số đường huyết quá thấp, kể cả khi người bệnh đang ngủ. Tuy nhiên giá thành của thiết bị này khá cao.
Chúc cả nhà vui khoẻ!
Thân mến!
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.
Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ