Em mới có 35 tuổi bị tiểu đường mà sút cân gần 8kg trong 3 tháng. Cho e hỏi nên ăn gì để tăng cân mà đường huyết vẫn ổn định ạ? Trẻ mà bị tiểu đườn
... Xem thêmTiểu đường type2
Chào cả nhà,
Em bị tiểu đường type2, khi e dung thuốc hàm lượng 500g Glucophan, thì đường lúc tăng lúc giảm sau khi sáng ngủ dậy, lúc cao điểm 12-13 chấm, sau đó em điểu chỉnh tăng thuốc 850g Glucophan thì đường giảm còn 8-9 chấm.
Em có thử không uống thuốc thì đương tăng nhiều và e bị tụt cân.
Cho em hỏi các bác sĩ và chuyên gia có cách nào em không cần uống thuốc không ạ, vì e bị tụt cân, có cách nào tăng kí trở lại không ạ?
Em xin các bĩ và chuyên gia hãy tư vấn giúp ạ. em cảm ơn vì đã xem bài viết của em!
Trân trọng
4 bình luận
Mới nhất
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với Hello Bacsi. Bệnh tiểu đường type 2 là một bệnh mạn tính và khi được chẩn đoán phải dùng thuốc để điều trị như glucophan thì bạn phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của Bác Sĩ điều trị giành cho bạn. Theo như bạn mô tả thì phác đồ sử dụng thuốc Glucophan của bạn đang không được đáp ứng với hàm lượng 500g, trong tình huống này bạn nên trao đổi lại với Bác Sĩ điều trị để các Bác Sĩ có thể có những điều chỉnh phù hợp hơn với tình trạng của bạn. Việc tự ý điều chỉnh hàm lượng thuốc như bạn mô tả có thể dẫn đến những hậu quả không mong đợi. Việc điều trị tiểu đường type 2 có thể bắt đầu với việc thay đổi lối sống cộng với chế độ tập luyện nếu không đáp ứng thì mới được chỉ định sử dụng thuốc. Với tình trạng của bạn nếu bạn muốn không dùng thuốc thì bạn nên trao đổi thêm với các bác sĩ điều trị bạn nhé. Việc tăng cân trở lại cân nặng hợp lý bạn có thể tham khảo thêm các chế độ ăn đặc biệt giành cho người tiểu đường type 2 hoặc sử dụng các thực phẩm dinh dưỡng bổ sung chuyên cho đối tượng bệnh nhân tiểu đường type 2 bạn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,
ThS.DS.GV Lê Thị Mai
Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành
id.hellobacsi.com
Bạn nên uống thuốc đều đặn, lập cho bản thân thực đơn hợp lý để vừa kiểm soát được đường huyết mà không bị tụt cân. Nhớ khám định kỳ để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh lượng thuốc phù hợp cho bạn
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.
Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ
Bạn nên dùng thuốc theo chỉ định và thăm khám định kỳ theo Hướng dẫn của bác sĩ .
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, tăng cân có thể là một thách thức rất lớn. Trước khi thực hiện cách tăng cân cho người tiểu đường dưới đây, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
2.1 Xác định cân nặng khỏe mạnh của bản thân
Bởi vì cơ thể của mỗi người là khác nhau, không phải ai cũng có mục tiêu cân nặng khỏe mạnh như nhau. Hầu hết mọi người không định nghĩa trọng lượng khỏe mạnh là gì? Và vì điều này, nhiều người thường nhắm đến những mục tiêu rất sai lầm. Hãy nhớ rằng, thiếu cân hoặc thừa cân đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do đó, hãy cố gắng đạt được trọng lượng cơ thể tốt nhất.
Chỉ số phổ biến nhất giúp xác định cân nặng lý tưởng là BMI, hay chỉ số khối cơ thể. Với rất nhiều công nghệ phát triển ngày nay, có rất nhiều máy tính trực tuyến giúp bạn dễ dàng xác định chỉ số BMI của mình.
Nhìn chung, khi chỉ số BMI nằm khoảng từ 18,5 đến 24,9 thể hiện cân nặng cơ thể bình thường và chưa nhất thiết phải tăng cân. Tuy nhiên, nếu như dưới giới hạn này, bạn nên trao đổi với bác sĩ để có hướng điều chỉnh cân nặng của mình cho phù hợp.
2.2 Bắt đầu với việc lập kế hoạch cụ thể
Để tăng cân hiệu quả, bạn phải có kế hoạch cụ thể với mục tiêu rõ ràng. Đầu tiên, hãy xác định xem bạn có cần tăng cân hay không dựa trên chỉ số BMI của mình (chỉ số khối cơ thể).
Nếu BMI của bạn từ 18,5 đến 22,99 thì bạn chưa cần tăng cân. Nếu chỉ số BMI của bạn dưới ngưỡng này, hãy trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch giảm cân phù hợp.
Ngoài ra, nếu bạn bị tiểu đường, bạn cần theo dõi lượng đường trong máu. Mức đường huyết bình thường nằm trong khoảng 70-200mg / dL.
Nếu mức độ cao liên tục, bạn không có đủ insulin để cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Lúc này, bạn cũng nên cân nhắc điều chỉnh lại chế độ ăn uống để tránh bị sụt cân do thiếu hụt insulin.Dựa vào đó, bạn sẽ xác định được mình cần làm gì để cải thiện cân nặng của mình.
2.3 Xác định lượng calo cần tiêu thụ
Thông thường, để tăng cân, bạn cần tiêu thụ thêm 500-1000 calo so với lượng calo cơ bản hàng ngày. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xác định lượng calo cơ bản bạn nên tiêu thụ trong một ngày. Họ cũng sẽ nói cụ thể hơn về trọng lượng lý tưởng mà bạn nên đạt được. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thiết lập chế độ tập luyện và ăn uống sau này.
2.4 Chia nhỏ bữa ăn
Để tăng cân, bạn cần tăng lượng calo nạp vào. Nhưng ăn quá no vào các bữa ăn chính sẽ chỉ khiến hệ tiêu hóa của bạn kém đi. Vì lý do này, bạn nên thực hiện chế độ ăn 6 bữa/ngày, gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ cách bữa chính khoảng 2-3 tiếng. Điều này sẽ đảm bảo rằng cơ thể có đủ năng lượng để đốt cháy, thay vì tiêu hao chất béo dự trữ
2.5 Hạn chế uống nước trước bữa ăn
Nhiều người cảm thấy không còn ngon miệng khi uống đồ uống trước bữa ăn. Uống một ly sẽ khiến bạn cảm thấy no trước khi thực sự ăn bất cứ thứ gì. Tránh điều này bằng cách không uống bất cứ thứ gì ít nhất nửa giờ trước bữa ăn. Nếu bạn muốn uống trước bữa ăn, hãy đảm bảo rằng nó có chứa chất dinh dưỡng và calo.
Tốt nhất là bạn hạn chế uống nước ngay trước và sau bữa ăn. Vì nước có thể giúp bạn no lâu và giảm lượng thức ăn tiêu thụ.
2.6 Ăn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng
Cố gắng ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để đảm bảo rằng bạn vẫn nhận đủ. Ăn nhiều hơn chỉ để tăng cân không đảm bảo rằng bạn khỏe mạnh. Ăn những thực phẩm sau đây để nhận được chất dinh dưỡng cần thiết.
2.7 Trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng
Tăng hoặc giảm cân bất thường, tăng cân nhưng có khả năng mất cân bằng dinh dưỡng là nỗi lo chung của nhiều bệnh nhân tiểu đường khi có nhu cầu cải thiện trọng lượng cơ thể.
Tại thời điểm này, bạn nên thảo luận vấn đề với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết được những loại thực phẩm nào cung cấp năng lượng tốt nhưng về lâu dài lại gây hại cho đường huyết? Ngược lại, nhóm thực phẩm nào nên được hấp thụ tích cực mỗi ngày?
Hãy cùng trò chuyện và nói ra những thắc mắc, băn khoăn của bạn để chủ động tăng cân một cách khoa học mà vẫn giữ được chất lượng tốt cho sức khỏe.