🔥 Bài đăng hot nhất

Tiểu đường type II

Mọi người ơi cho em hỏi, ba em khoảng 50 tuổi bị tiểu đường type 2, không biết có chế độ ăn nào hợp lý hay có bài tập gì để cải thiện không ạ

Do cả nhà không ai bị nên chưa có kiến thức nhiều về bệnh này, đi bác sĩ em quên không nhờ bác sĩ tư vấn nên giờ lên đây hỏi mọi người ạ.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
18
2
3

3 bình luận

Chế độ ăn thì như bà mình đang ăn là hạn chế đồ ngọt, cắt bớt tinh bột, sữa thì uống loại k đường hoặc chuyên dùng của bn tiểu đường

7 tháng trước
Thích
Trả lời

Chào cô/chú

Tiểu đường là một bệnh mạn tính, cần điều trị và theo dõi lâu dài, đều đặn

Về chế độ ăn của người tiểu đường, bác sĩ khuyên người bệnh nên ăn 3 cử chính, hạn chế ăn vặt, giảm lượng bột đường như cơm/bún/phở,... nước ép trái cây, nước ngọt, chè, cafe sữa. Về thịt cá, người bệnh có thể dùng 1 lượng khoảng 1 lòng bàn tay, có thể thay đổi đa dạng các loại đạm như bò, gà, heo, cá các loại, giảm ăn mỡ, da , lòng động vật.

Có thể ăn một lượng trái cây vừa phải ( ví dụ 1-2 trái ổi/ngày, 3-4 quả mận/ ngày, 1/2 trái xoài/ ngày, 1/2 quả thanh long/ ngày,....), tăng cường ăn rau xanh.

Sữa được xem là thực phẩm thay thế bữa ăn, một hộp sữa 220ml chứa lượng đường tương ứng với 1 cử ăn chính, nên nếu người bệnh uống sữa thì phải gia giảm lại lượng thực phẩm có chất bột đường khác trong ngày.

Về chế độ luyện tập, bác sĩ khuyên nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày.

7 tháng trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Để cải thiện tình trạng tiểu đường type 2 của ba bạn, việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh và thực hiện các bài tập thể dục đều đặn là rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên chi tiết:
  1. Chế độ ăn uống: Ba bạn nên tập trung vào việc ăn ít đường và tinh bột, tăng cường ăn rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và protein. Hạn chế ăn đồ chiên, đồ ngọt, đồ có nhiều chất béo bão hòa và natri. Thay vào đó, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và chất dinh dưỡng.

  2. Bài tập thể dục: Ba bạn nên thực hiện các bài tập thể dục đều đặn, ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội hoặc tham gia các lớp thể dục như aerobic đều là những lựa chọn tốt.

  3. Kiểm soát cân nặng: Giữ cân nặng ổn định cũng rất quan trọng đối với người mắc tiểu đường type 2. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đặt mục tiêu cân nặng phù hợp và thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu đó.

  4. Theo dõi định kỳ: Ba bạn nên thường xuyên kiểm tra đường huyết, áp lực máu và các chỉ số sức khỏe khác theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều này giúp theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện khi cần thiết.

Nhớ rằng, việc duy trì một lối sống lành mạnh và tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn của bác sĩ là chìa khóa để kiểm soát tiểu đường type 2. Chúc ba bạn sớm cải thiện sức khỏe! Nếu cần thêm thông tin hoặc có thắc mắc khác, hãy để lại cho mình biết nhé.

7 tháng trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!