🔥 Bài đăng hot nhất

Tiểu đường tuýp 2 cần ăn kiêng như thế nào

Tôi bị tiểu đường tuýp 2 thường xuyên thèm ăn nhưng không biết phải ăn kiêng như thế nào cho phù hợp rất mong được cộng đồng chia sẻ giúp, xin cảm ơn

19
16
11 Bình luận

11 bình luận

nên kiêng đồ uống, thực phẩm có đường, chất béo chuyển hóa, tinh bột tinh chế Bánh mì trắng, cơm, mì ống đều là các thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột chế cao, gây tăng đáng kể đường huyết ở người tiểu đường tuýp 2.

2 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn,


Thực phẩm được chia thành 4 nhóm chính: Đạm (protein), béo (lipid), bột đường (carbohydrat) và chất xơ. Tất cả các nhóm thực phẩm đều quan trọng vì cung cấp năng lượng và giúp cơ thể phát triển toàn diện. Năng lượng được hấp thu nhanh chóng nhất từ các loại thực phẩm giàu carbohydrat, từ đó sẽ chuyển hóa thành glucose.


Một số nguyên tắc ăn uống quan trọng mà người bệnh đái tháo đường cần nhớ:

  • Mắc bệnh đái tháo đường không có nghĩa là bạn phải nhịn ăn, mà chỉ cần ăn khác đi một chút, với số lượng mỗi nhóm thức ăn hợp lý, và đảm bảo đủ 3 bữa ăn chính mỗi ngày (sáng, trưa, chiều), chỉ ăn bữa phụ nếu bác sĩ yêu cầu. Mỗi bữa ăn một lượng tinh bột vừa bằng nắm tay, ăn đủ đạm (thịt, cá, trứng), giảm chất béo (dầu, mỡ), nhiều rau xanh và uống nhiều nước lọc. Chú ý kiểm soát lượng muối ăn vào < 2,4g, tương đương 1 muỗng cafe muối.
  • Uống đủ 1,5 – 2 lít nước lọc mỗi ngày.
  • Kiêng tối đa bánh, kẹo, mứt, chè, mật ong, nước ngọt… là các loại đường hấp thu nhanh, làm tăng đường máu nhiều nhất.
  • Ăn vừa đủ các món giàu chất bột như cơm, xôi, bún, miến, bánh tráng, khoai, bắp, sắn, mì...
  • Ăn hạn chế chất béo gồm giò mỡ, giò chả, giò thủ, lạp xưởng, thịt đông, thịt kho tàu, phủ tạng động vật… có lượng mỡ cao, chứa nhiều năng lượng, dễ làm tăng cân và tăng mỡ máu.
  • Nhóm chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, đỗ các loại, có thể ăn như người bình thường. Nếu kèm bệnh gút phải hạn chế những loại thịt màu đỏ (thịt trâu, bò, cá thu…).
  • Các hạt có dầu như hạt điều, hạt hướng dương, hạt dưa, hạt bí, hạt dẻ, quả óc chó, đậu phộng…, có chứa nhiều chất béo dễ gây tăng cân, nên những người thừa cân, béo phì không nên ăn nhiều.
  • Ăn không hạn chế chất xơ. Nên ăn nhiều rau xanh (300g/ngày), ăn vừa phải trái cây (200g/ngày), có thể ăn bưởi, ổi, chuối, đu đủ, táo, cam…, hạn chế các loại nhiều đường (mít, nhãn, vải, nho, sầu riêng), và không nên uống nước ép trái cây.
  • Hạn chế rượu bia ở mức tối thiểu. Có thể uống 2 đơn vị rượu/ngày với nam giới, 1 đơn vị rượu/ngày với nữ giới, mỗi đơn vị rượu bằng 1 cốc nhỏ rượu mạnh, hoặc 1 lon bia. Cần lưu ý nếu uống nhiều rượu bia mà không ăn đầy đủ có thể dẫn đến hạ đường huyết.


Bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường, mình có chia sẻ trước đây tại link sau: https://hellobacsi.com/community/tieu-duong/giai-dap-thac-mac-cung-chuyen-gia-chuyen-de-che-do-dinh-duong-ngay-tet-cho-nguoi-tieu-duong-3327/


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,

BS. CKI Lê Hoàng Bảo

Khoa Nội tiết, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

2 năm trước
Thích
Trả lời
2

[mention+id="2620406"+name="BS. CKI Lê Hoàng Bảo"]

Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn chi tiết cách ăn hợp lý cho người bị tiểu đường ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời

Mình có tìm hiểu 1 số thông tin Hello Bacsi cung cấp bạn áp dụng nha :

1. Chế độ ăn uống DASH


Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, cá (để bổ sung omega-3) cùng các loại hạt


Tăng cường lượng rau củ, trái cây và các sản phẩm từ sữa ít béo


Hạn chế việc dùng muối, đồ ngọt và các loại thịt đỏ


Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, chẳng hạn như thịt béo, các loại dầu nhiệt đới như dừa, dầu cọ.


2. Chế độ ăn chay (vegetarian) hoặc thuần chay (vegan) dành cho người bị tiểu đường type 2


Về cơ bản, chế độ ăn thuần chay chỉ bao gồm các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, trong khi chế độ ăn chay lại có thêm các sản phẩm phụ từ động vật như sữa, trứng hoặc phô mai.


những chế độ ăn này thường nhấn mạnh vào việc tiêu thụ các nguồn protein từ thực vật như: đậu phụ, đậu lăng, đậu Hà Lan, các loại hạt cũng như ngũ cốc. Bên cạnh đó, người ăn chay còn có thể sử dụng thêm nhiều loại trái cây và rau quả khác nhau.


3. Chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean Diet)




Chế độ ăn Địa Trung Hải tương tự như các chế độ dinh dưỡng tốt cho tim khác. Chế độ ăn này tập trung vào việc sử dụng các thực phẩm lành mạnh bao gồm: cá, đậu và ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau, hạn chế ăn nhiều thịt (nhất là thịt đỏ), chất béo bão hòa, các sản phẩm từ sữa hay đồ ngọt.


4. Chế độ ăn low-carb (LCD)


Chế độ ăn rất ít carbohydrate (VLCD) cũng đã được chứng minh giúp giảm lượng A1C (nồng độ A1C càng cao (trên 6.5%), bạn càng có nguy cơ gặp phải các biến chứng của bệnh tiểu đường), mức triglycerid (chất béo trong huyết thanh) và hạ huyết áp. Nếu tuân thủ chế độ ăn này một cách nghiêm ngặt, mỗi ngày bạn chỉ được phép dùng từ 20 – 50 gram carbohydrate (tương đương một vài mẩu bánh mì).




Trong khi đó, chế độ ăn low-carb (LCD) lại ít nghiêm ngặt hơn, bạn có thể dùng từ 25 – 40% lượng carb hằng ngày so với chế độ ăn ADA cũ (50% carb). Tương tự như DASH, LCD chủ yếu chú trọng việc dùng các loại rau không chứa tinh bột, điển hình như: xà lách, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, đậu rồng, đậu que…




Cả hai phương pháp trên đều ủng hộ việc sử dụng chất béo từ thực vật, chẳng hạn dầu, bơ hạt. Hơi trái ngược với DASH, chế độ LCD lại chấp nhận dùng các chất béo từ động vật và protein dưới dạng thịt nạc, thịt gia cầm và cá, nhưng không sử dụng các loại thịt, trứng hay phô mai có vị béo hơn.

2 năm trước
Thích
Trả lời
1

[mention+id="2318913"+name="Bảo Ngọc"]

Cảm ơn bạn nhé

2 năm trước
Thích
Trả lời

Đối với tiểu đường tuyp 2 bạn chú ý kiểm soát đường huyết ổn định ở mức an toàn thì sẽ ổn thôi.Bạn nên lên một lịch ăn, để ăn đúng giờ vì ăn lặt vặt,đường sẽ không ổn định, tuyến tụy phải làm việc liên tục.

Như mẹ mình bị tiểu đường 20 năm rồi, bà hay bị đói bụng và thèm ăn lắm, nhất là thèm đồ ngọt. Người bệnh phải tự mình kìm chế chứ người nhà không giữ được, như mẹ mình người nhà lén giấu đồ ăn đi nữa nhưng bà bảo bà lớn tuổi rồi, giờ thèm ăn thì phải cho bà ăn chứ bà sống bao lâu mà cản bà...

Thực đơn ăn kiêng của người tiểu đường thật ra không quá cứng nhắc đâu ạ, mình chú ý chút là được, tiểu đường thì hạn chế tinh bột nên chuyển qua ăn gạo lức, bánh mì đen, bún gạo lức thay vì ăn gạo trắng nhiều. Không được kiêng hẳn tinh bột, vì người không ăn tinh bột thì sẽ rất yếu ớt, không đủ sức nếu phải làm việc. Mỗi bữa có thể ăn cỡ một nắm cơm tráng nhỏ cỡ 1 nắm tay. Ăn nhiều chất xơ. Ăn theo thứ tự, rau xanh, chất xơ, canh, thịt cá, rồi mới đến cơm.

Gợi ý cho bạn một số tực phẩm tốt cho tiểu đường ạ:

Thịt nạc, cá nạc Đậu hũ, các loại đậu, Sữa chua không đường, sữa không béo, sữa không đường, sữa dành riêng cho tiểu đường

Rau xanh, củ quả, cà chua, trái cây ít ngọt, giúp giữ lượng đường trong máu không tăng quá cao sau bữa ăn

Dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương

Tỷ lệ các nhóm chất trong chế độ ăn uống của người bị tiểu đường là :


25% tinh bột (cơm, bún, bánh mì),…


25% protein ( đạm cá, thịt nạc... )


50% bao gồm chất béo, vitamin có trong các loại rau củ quả.

Hi vọng những gì mình chia sẻ hữu ích với bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh kiểm soát tốt đường huyết nhé.

2 năm trước
Thích
Trả lời
2

[mention+id="2356427"+name="Phúc Huy"]

OK cảm ơn bạn

2 năm trước
Thích
Trả lời

Bác bị tiểu đường tuyp 2 là do chế độ ăn uống gây nên, giờ bác cần kiêng đồ ăn ngọt có chứa đường ạ, tinh bột thì mình ăn với lượng vừa phải, vẫn ăn cơm, bún phở, nhưng một phần nhỏ thôi ạ, cơm thì ăn cỡ nửa chén cơm nhỏ, như bún phở ngoài hàng quán họ nấu hay bỏ đường nhiều nên ăn dễ bị lên đường, nếu bác tự nấu thì ăn lượng vừa phải thì vẫn ổn. Có thể đo đường huyết trước khi ăn và sau khi ăn 2h của món đó để xem lên cao bao nhiêu thì lần sau bác điểu chỉnh lại hoặc bỏ nó ra khỏi thực đơn.

Nguyên tắc ăn uống bác cần nhớ là: ăn đúng giờ, không ăn quá no, ăn ít tinh bột, tránh thức ăn ngọt, nhiều muối, nhiều béo, nên uống nhiều nước. Ăn nhiều chất xơ. Ăn theo thứ tự : rau xanh, chất xơ, canh,thịt cá, rồi mới đến cơm. Tốt nhất là kiêng hẳn rượu, thuốc lá. Kết hợp tập thể dục đều đặn mỗi ngày như đi bộ 45 phút. Và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời
1

[mention+id="2357843"+name="Van Thi"]

  1. OK cảm ơn bạn

2 năm trước
Thích
Trả lời

Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 mình chia sẻ bạn tham khảo nhé :

1.1. Rau xanh

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không thể thiếu rau xanh. Chúng cung cấp nguồn vitamin, chất khoáng và chất xơ tuyệt vời cho cơ thể. Chất xơ và carbohydrate phức hợp có trong rau giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, ngăn cản việc ăn quá nhiều và các vấn đề về đường huyết. Một số loại rau xanh bạn có thể tham khảo:

  • Xà lách
  • Bông cải xanh
  • Súp lơ
  • Bí đao
  • Măng tây
  • Đậu xanh
  • Ớt
  • Hành

1.2. Đậu và các loại đậu

Đậu, đậu lăng và các loại đậu khác là nguồn cung cấp chất xơ và protein dành cho bạn. Hàm lượng chất xơ cao trong các loại đậu giúp bạn hấp thụ ít carbohydrate hơn các loại thực phẩm khác. Điều này đã biến đậu thành sự lựa chọn tuyệt vời, một nguồn carb dành cho người bị tiểu đường tuýp 2.

1.3. Trái cây

Trái cây có thể có hàm lượng đường cao, nhưng chúng đều là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Bạn nên lựa chọn các loại trái cây có chỉ số đường huyết GI thấp, các loại quả mọng, trái cây có múi. Một số loại trái cây hàng đầu mà tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì cần biết:

  • Mận
  • Các loại quả mọng
  • Cam, quýt
  • Bưởi
  • Đào
  • Cà chua
  • Táo
  • Ổi

Một điều bạn cần lưu ý trong việc lựa chọn trái cây tươi hay hoa quả sấy. Trái cây sau khi sấy đã loại bỏ nước, làm cho nồng độ đường chứa trong nó tăng cao gấp 3 lần so với trái cây tươi. Hơn nữa, trái cây sấy khô có kích thước nhỏ hơn so với trái cây tươi, khiến bạn có thể dễ dàng ăn với số lượng lớn mà không cảm thấy no. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nó sẽ làm lượng đường trong máu gia tăng đột biến. Do đó, nếu bạn thích ăn trái cây, bạn cần lựa chọn trái cây tươi thay vì trái cây khô.

Ngoài ra, với các loại trái cây nhiều đường như na, mít, sầu riêng, xoài, chuối, bạn chỉ nên ăn 1 lượng rất nhỏ cỡ 2 ngón tay, và chỉ nên ăn 1 lần mỗi tuần.

1.4. Ngũ cốc nguyên hạt

Không giống như carbohydrate đơn giản, ngũ cốc nguyên hạt tiêu hóa lâu hơn, ít có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Bạn nên tránh các loại carbohydrate đã tinh chế như bánh mì trắng, mì ống, thay vào đó là ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, kiều mạch, lúa mạch…

Ngũ cốc nguyên hạt không chỉ đem lại lợi ích sức khỏe, mà còn giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và có nhiều hương vị hơn so với carbs đã qua chế biến.

1.5. Sản phẩm từ bơ sữa

Các sản phẩm từ sữa có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm canxi, protein. Một số nghiên cứu thâm chí còn cho rằng sữa có tác động tích cực đến việc tiết insulin ở một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn các loại sữa ít béo hoặc tách béo, sữa chua nguyên chất ít béo hoặc không béo, không hoặc ít đường để hạn chế tăng đường huyết.

Hãy nhớ là ngay cả sữa không đường vẫn chứa carb làm tăng đường huyết, vì thế chỉ nên uống 1 ly 236ml mỗi ngày vào bữa phụ như buổi tối trước khi đi ngủ.

1.6. Thịt gia cầm và cá

Protein rất quan trọng đối với người mắc tiểu đường. Tương tự các thực phẩm giàu chất xơ, chất béo “tốt”, protein tiêu hóa chậm và chỉ làm tăng nhẹ đường huyết. Một số nguồn protein tốt bạn có thể lựa chọn:

  • Ức gà không da, không xương
  • Cá hồi, cá mòi, cá ngừ
  • Ức gà tây không da
  • Trứng
  • Phi lê cá trắng

1.7. Các loại chất béo tốt

Thực phẩm chứa chất béo tốt không thể thiếu trong danh sách tiểu đường tuýp 2 nên ăn gì. Các chất béo tốt như omega-3, alpha-lipoic acid,… tham gia vào cấu trúc nên thành tế bào, các hormone trong cơ thể. Đặc biệt alpha-lipoic acid còn được chứng minh có thể ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Các chất béo tốt có chứa trong các loại hạt (hạnh nhân, điều, óc chó), các loại quả hạch, các loại dầu oliu, dầu hướng dương, dầu đậu nành, các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích,…

2 năm trước
Thích
Trả lời
1

Theo cá nhân mình , bạn nên ăn kiêng theo chế độ keto của Dr Viễn , mình cũng bị tđ tuýt 2 . 7 năm uống thuốc và 1 năm tiêm Insulin ngày 38 đơn vị . Khi thực hiện ăn keto nghiêm 15 ngày mình bỏ thuốc hoàn toàn . Sau 3 tháng ăn kiêng ko dùng thuốc mình đi kiểm tra Hba1c là 5.7 . Bạn vào tìm kiếm trong fb gõ Dr.viễn keto đọc và tìm hiểu .

2 năm trước
Thích
Trả lời
2
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!