Gần đây em hay bị đói dù ăn nhiều hơn trước, hay khát nước dù em uống nước rất nhiều. Em cũng thuộc dạng thừa cân thì như vậy có phải em bị tiểu đư
... Xem thêmTiểu đường tuýp 2
chào bs!
Tôi sinh năm 1969 là nữ. Tôi mới phát hiện bị tiểu đường tuýp 2 trong một lần đi khám bệnh sỏi thận ở bv quân y 7a cách nay 3 tháng. Tôi kg lấy thuốc uống. Sau đó tôi đi kiểm tra sức khoẻ ở bv Madic Hoà Hảo, bs cũng kết luận tiểu đường tuýp 2. Có kê toa 1 tháng.
Uống hết thuốc, tôi trở lại bv Quân y 7a khám và bs cho toa thuốc 1 tháng nữa. Uống thuốc tôi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Tháng sau, tái khám bs cho 1 tháng thuoc và đổi thuốc 1 vài loại thuốc. Tôi vừa uống thuốc tiểu đường vừa uống thuốc nhiễm trùng đường tiết niệu. ( tôi hỏi bs bảo uong cách 2 tiếng đồng hồ)
Tôi uống được 1 tuần sau thì mệt và đau bao tử nên tôi ngừng uống thuốc nhiễm trùng đường tiểu nhưng uống rau ngổ và khóm xay. 2 tuần nay tôi đau bao tử nhiều. Ăn vô là đau. Có đi khám bv q12 cho thuốc uống 1 tuần nhung vẫn kg bớt. Tiểu đường thì tôi đo đường huyết hằng ngày ( lúc đói, lúc nó) thấy đường huyết lúc tăng lúc giảm kg ổn định.
15/9 này tôi đi tái khám lại thì có nên đổi bv khác kg? Hay tôi phải làm sao? Ăn kiêng cử thế nào? Mong bs tư vấn! Cảm ơn!
5 bình luận
Mới nhất
Chào Bác,
Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đến với chuyên mục. Theo như mô tả của Bác thì bác bị nhiễm trùng đường tiểu, đái tháo đường type 2 và đau bao tử. Trong các bệnh này thì bệnh nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh cần điều trị dứt điểm theo phác đồ của Bác Sĩ, Bác không nên tự ý dừng kháng sinh mà nên trao đổi thêm với bác sĩ để tìm hướng điều trị tốt nhất bác nhé. Về đau bao tử có thể Bác đau do dùng kháng viêm, Bác có thể nhờ Bác Sĩ kê thêm một số thuốc dự phòng cơn đau cho bác, bác có thể tiến hành đi thăm khám và làm một sô xét nghiệm để biết chính xác được tình trạng bao tử hiện tại của mình. Việc sử dụng các sản phẩm tự nhiên tuy tốt nhưng đôi khi lại không đúng với tình trạng bệnh của mình cũng không nên bác nhé. Về bệnh Tiểu Đường, bên cạnh uống thuốc bác nên kèm theo việc thay đổi lối sống ăn ít carbohydrate, chia bữa ăn nhiều bữa và tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Bác có thể trao đổi và hỏi ý kiến các Bác Sĩ điều trị tại bệnh viện mình đang thăm khám về tình trạng chưa cải thiện của mình để các Bác Sĩ có hướng điều trị tốt hơn. Việc thăm khám nhiều cơ sở cũng giúp Bác thêm nhiều ý kiến để thêm khẳng định tình trạng của mình trong trường hợp còn chưa rõ ràng, tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu Bác tham vẫn và phản hồi lại tình trạng bệnh của mình để các Bác Sĩ có hường điều trị tốt hơn Bác nhé.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bác hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.
Chúc bác và gia đình nhiều sức khoẻ,
ThS.DS.GV Lê Thị Mai
Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành
id.hellobacsi.com
Tiểu đường phải chuẩn bị tâm lý sống chung với nó cả đời á cô, phải kiên trì để giữ đường huyết luôn ổn đinh, kết hợp uống thuốc, ăn kiêng, tập thể dục nữa ạ
Hiện tại thấy cô bị nhiều bệnh cùng lúc. Thuốc tiểu đường thì cô vẫn phải uống hàng ngày, ăn kiêng cử phù hợp. Chỉ số đường huyết cô nên đo trước ăn và sau ăn 2h, cô có thể ghi lại các chỉ số này rồi đối chiếu. Lúc cơ thể mệt mỏi đường huyết cũng sẽ không ổn định. Đối với những bệnh khác có thể điều trị dứt điểm thì cô nên kiên trì khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ sẽ tốt hơn nha cô. Cô thử khám bệnh viện 115 xem, mẹ cháu cũng điều trị ở đó.
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nhé ạ.
Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nha.
Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ
tiểu đường thì phải điều trị cẩn thận rồi á cô, cô nên chú trọng vào chế độ ăn uống, còn thuốc thì chờ bác sĩ tư vấn thêm ạ, chúc cô mau khỏe hơn.