Em mới có 35 tuổi bị tiểu đường mà sút cân gần 8kg trong 3 tháng. Cho e hỏi nên ăn gì để tăng cân mà đường huyết vẫn ổn định ạ? Trẻ mà bị tiểu đườn
... Xem thêmTiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Chế độ ăn nào phù hợp
Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để kiểm soát đường huyết, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Khi xây dựng thực đơn cho phụ nữ mắc bệnh cần chú ý các nguyên tắc sau:
- Chia nhỏ bữa ăn: Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thành bữa chính và bữa ăn phụ sẽ tránh tăng đường huyết đột ngột.
- Kiểm soát khẩu phần ăn: Đo lường lượng thức ăn để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng mà không làm tăng đường huyết.
- Kết hợp nhiều loại thực phẩm: Đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Uống đủ nước: Giúp cơ thể đào thải đường và các chất độc hại.
Tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân và mẹ khỏe mạnh là vấn đề được nhiều thai phụ quan tâm. Dưới đây là những thực phẩm nào nên ưu tiên:
- Hạt dinh dưỡng: Hạt chia, hạt lanh, hạt bí… là nguồn chất xơ, omega-3 dồi dào, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và tốt cho tim mạch. Hạnh nhân, óc chó, hạt điều…là nguồn chất béo tốt, vitamin E và khoáng chất, giúp ổn định đường huyết và bảo vệ tim mạch.
- Rau xanh: Rau bina, cải xoăn, cải xanh… không chỉ giàu chất xơ mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp ổn định đường huyết và tăng cường hệ miễn dịch.
- Protein: Thịt gà, cá, đậu nành là nguồn protein chất lượng cao, giúp xây dựng và sửa chữa các tế bào, đồng thời tạo cảm giác no lâu. Ngoài ra, đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen… không chỉ giàu protein thực vật mà còn chứa nhiều chất xơ và vitamin B, hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp năng lượng bền vững.
- Trái cây ít đường: Lựu, dâu tây, mâm xôi, kiwi… giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, giúp kiểm soát đường huyết và tăng cường sức đề kháng.
- Sữa tiểu đường và sản phẩm từ sữa ít béo: Cung cấp canxi, protein và các vitamin cần thiết cho cả mẹ và bé.
- Dầu thực vật: Dầu olive, dầu hạt lanh… giúp giảm viêm, bảo vệ tim mạch và hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu.
Thai phụ có thể chủ động phòng tránh bằng việc duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là những nhóm chất nên bổ sung trong thực đơn dành cho phụ nữ mang thai:
- Thực phẩm giàu protein: Protein đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi trong suốt thai kỳ. Protein là nguyên liệu chính để xây dựng và phát triển các mô, cơ quan của thai nhi, đặc biệt là não bộ. Ngoài ra, protein còn giúp giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Các thực phẩm giàu protein như: thịt nạc, cá, trứng, đậu nành, đậu lăng, hạt, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp cơ thể hấp thụ đường chậm hơn, từ đó giúp ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu có thể bổ sung chất dinh dưỡng này thông qua các thực phẩm như: trái cây, rau xanh, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Các vitamin và khoáng chất như axit folic, sắt, canxi, kẽm, vitamin D… đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển các cơ quan, hệ thống của thai nhi, đặc biệt là não bộ, xương và hệ thần kinh. Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất có thể dẫn đến các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như dị tật ống thần kinh, thiếu máu,… Bạn có thể bổ sung các chất này qua các thực phẩm như cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, cải xoăn, bông cải xanh, cà rốt, thịt đỏ,…
- Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa: Chất béo không bão hòa, đặc biệt là omega-3 và omega-6, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Trong đó, omega-3 là thành phần cấu tạo nên màng tế bào não, giúp tăng cường sự phát triển của não bộ; omega-6 đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển não bộ, đặc biệt là sự hình thành các tế bào thần kinh. Bạn có thể tìm thấy nhóm chất béo này trong các thực phẩm như: cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt chia, hạt óc chó, hạt điều, dầu oliu, dầu đậu nành,…
- Cung cấp lượng carbohydrate (bột đường) vừa đủ: Carbohydrate là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Một số thực phẩm giàu chất bột đường như loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, các loại đậu. Tuy nhiên, thai phụ cần chú ý tránh nạp quá nhiều chất bột đường khiến cho năng lượng dư thừa, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh và cải thiện tình trạng tiểu đường thai kỳ. Hy vọng rằng qua những chia sẻ của Diag, bạn đã có thêm thông tin về bệnh tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì từ đó xây dựng thực đơn phù hợp. Tuy nhiên, mỗi mẹ bầu sẽ có thể trạng khác nhau, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
0 bình luận
Mới nhất