🔥 Bài đăng hot nhất

Tiểu Đường Thai Kỳ có khỏi không

Có bạn nào bị tiểu đường thai kỳ sau sinh bị tiểu đường luôn không ạ, mình nghe bảo tiểu đường thai kỳ, sau sinh dẫn đến tiểu đường. Hiện tại vợ mình 35 tuổi mang bầu bé thứ 2 bị tiểu đường thai kỳ .mình rất lo lắng cho vợ .

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
9
6

6 bình luận

Chào bạn,


Đái tháo đường thai kì là một bệnh lí thường gặp ở phụ nữ có thai. Khoảng 10-60% phụ nữ bị đái tháo đường thai kì dẫn đến đái tháo đường tuýp II sau khi sinh 5 - 10 năm. Hậu quả của đái tháo đường cũng rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé, trong thai kì và sau sinh. Đối với mẹ bầu, đái tháo đường thai kì có thể dẫn đến tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, bệnh lí tim mạch, nhiễm trùng,... Đối với thai nhi, đái tháo đường thai kì có thể gây dị tật (khi mẹ bầu mắc bệnh ở quý I), thai to, sinh khó, suy hô hấp sơ sinh, rối loạn chuyển hóa và nguy cơ bị đái tháo đường sau này.


Vì vậy, khi được chẩn đoán đái tháo đường thai kì, bạn cần tuân thủ chế độ ăn, tập luyện và chế độ điều trị bằng thuốc do bác sĩ hướng dẫn, nhằm làm giảm nhẹ bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ và hậu quả của bệnh. Bạn cần theo dõi thai kì thường xuyên như đếm cử động thai, khám thai theo hẹn và làm các xét nghiệm cần thiết trong thai kì khi có hướng dẫn của bác sĩ.


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe,

Bs. Hoàng Công Hải

Bác sĩ Sản phụ khoa

2 năm trước
Thích
Trả lời

Ngay sau khi sinh hoặc sau sinh 1 - 3 tháng, đường huyết sẽ trở về bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh để lượng đường trong máu sớm hồi phục bạn nhé

2 năm trước
Thích
Trả lời

Bạn đưa vợ đi khám và ăn kiêng kết hợp uống thuốc theo chỉ định bác sĩ nhé. Nhớ mỗi ngày tập thể dục đều đặn nữa nha. Kiểm soát tốt chế độ ăn thì thường sinh xong cũng sẽ khỏi luôn. Bạn đừng lo lắng quá nhé, mà làm vợ bạn căng thẳng áp lực thro ạ.

2 năm trước
Thích
Trả lời

Mình chia sẻ với bạn về chế độ ăn cho thai phụ bị tiểu đường : nhé:

Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như: thịt heo, thịt gà, trứng gà, cá, đậu nành, cá hồi, cá ngừ, quả bơ, hạt điều.

Các thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, ví dụ như: các loại rau xanh, củ quả (đậu Hà lan, cà rốt, đậu canh), trái cây (táo, lê, cam,

bưởi gạo lứt,. đậu hũ, yaourt, các loại sữa không béo và không đường.

Hạn chế một số loại thức ăn hay thực phẩm sau: khoai tây, mì gạo, phở, bún…tiểu đường cần tránh các thực phẩm ngọt nhiều đường.


• Trong mỗi khẩu phần ăn cần đảm bảo tỷ lệ 33 - 40% carbohydrate, 35 - 40%

llipid và 20% protein.


• Có thể chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 5 - 6 bữa ăn nhỏ làm giảm áp lực cho dạ dày.


• Không nên ăn quá no vì nó sẽ làm tăng chỉ số đường huyết đột ngột.


• Bữa ăn phụ nên ăn sau bữa ăn chính khoảng 2 giờ đồng hồ.

Nói chung là chế độ ăn của thai phụ ăn kiêng nhưng vẫn phải đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết. Theo mình biết thì nhiều người sinh xong thì cũng hết bị tiểu đường luôn.



2 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn,

Thắc mắc của bạn đã được gửi đến BS. Hoàng Công Hải (Bác sĩ Sản phụ khoa). Bác sĩ sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.

Trong thời gian chờ bác sĩ tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.

Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ

2 năm trước
Thích
Trả lời

Sau sinh bạn nên đưa vợ đi kiểm tra lại ạ, điều chỉnh lại chế độ ăn và tập thể dục thì sẽ ổn bạn à. Hầu hết thì sinh con xong sẽ khỏi nên bạn đừng quá lo lắng, chăm sóc vợ bạn cho tốt nhé

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!