Người bị tiểu đường có ăn được mắm tôm không?
Trong cuộc sống hiện đại, chế độ dinh dưỡng l
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Chỉ số đường huyết thay đổi, vượt ngoài mức an toàn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trên các cơ quan như mắt, tim mạch, thần kinh,… Vậy tiểu đường mấy chấm là cao? Tham khảo trong bài viết dưới đây.
1. Tiểu đường mấy chấm là cao?
Lượng đường huyết bình thường và được coi là an toàn đạt 70mg, mức đường huyết cao là từ 181 trở lên. Chỉ số sẽ thay đổi dần vào trước khi ăn, sau ăn và phụ thuộc vào những thực phẩm mà bạn nạp vào cơ thể, cụ thể như sau:
Phụ thuộc vào tình trạng, độ tuổi, bệnh lý gặp phải, mức độ biến chứng,... các chỉ số đường huyết bình thường sẽ khác nhau nhưng không quá chênh lệch. Ví dụ khi bạn xét nghiệm đường huyết, bạn có thể dễ dàng đọc được kết quả thăm khám như sau:
2.Tiểu đường mấy chấm là nguy hiểm?
Đường huyết tăng có thể là dấu hiệu cảnh bảo tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề. Một người được kết luận là tăng đường huyết nếu đo được nồng độ đường trong máu cao hơn 126mg/dL (7mmol/L) khi đói hoặc hơn 180mg/dL (10mmol/L) sau khi ăn 1 - 2 giờ. Nồng độ đường huyết bất kỳ cao hơn 200mg/dl lúc xuất hiện các triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhiều, đi tiểu nhiều.
Đối với người bệnh có chỉ số đường huyết khi đói từ 100 – 125mg/mL thì được gọi là giai đoạn tiền tiểu đường. Nếu bệnh nhân không có chế độ ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh thì bệnh có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Tiền tiểu đường là bệnh có thể chữa khỏi. Ngược lại, việc điều trị tiểu đường tuýp 2 khá khó khăn. Do đó, khi rơi vào trường hợp này, bệnh nhân cần hết sức cẩn trọng.
Vậy chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?
Đáp án là lượng đường trong máu cao trên 180 – 200mg/dL (10 – 11,1mmol/L) kèm theo các dấu hiệu bao gồm:
Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng, người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê nếu lượng đường huyết đo được trên 250mg/dL. Nếu không được điều trị kịp thời, tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.
Tóm lại, chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm còn cần phải dựa vào hàm lượng đường huyết tăng nhiều hay ít để có những can thiệp phù hợp. Nếu đường huyết tăng cao trong thời gian dài thì nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng, vết thương lâu lành, dây thần kinh, mạch máu, mô bị phá hủy, các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Tình trạng mạch máu tổn thương sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
3.Hậu quả khi chỉ số tiểu đường cao
Đường huyết ở mức nguy hiểm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể như:
4.Biện pháp kiểm soát chỉ số đường huyết
Theo tờ Mayo Clinic (Hoa Kỳ) và Bens Natural Health, bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát nồng độ đường huyết qua các biện pháp sau:
Thiết lập khẩu phần ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống kiêng đường hợp lý sẽ bao gồm:
Vận động thường xuyên
Các hoạt động thể chất mang đến nhiều tác động tích cực trong việc giảm hàm lượng đường trong máu và đề kháng insulin. Khi tập luyện thể dục và vận động, cơ bắp sẽ tiêu thụ đường để tạo ra năng lượng, từ đó tăng khối lượng cơ. Điều này giúp cơ thể bạn giảm đề kháng insulin và giảm lượng glucose máu.
Duy trì cân nặng phù hợp
Tình trạng béo phì, thừa cân có liên quan mật thiết đến nguy cơ bị mắc tiểu đường tuýp 2. Theo các nghiên cứu, việc giảm 5% khối lượng cơ thể ở những người bị béo phì, thừa cân sẽ giảm đáng kể nguy cơ tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường khi giảm cân cũng đồng thời giúp giảm lượng đường trong máu.
Uống thuốc theo phác đồ
Bệnh nhân đang mắc tiểu đường hoặc đang gặp các vấn đề về rối loạn dung nạp đường huyết phải sử dụng thuốc thì cần uống đúng và đủ theo phác đồ điều trị. Đây là điều vô cùng quan trọng giúp giữ đường huyết của bạn luôn ở mức ổn định. Nếu tình trạng đường huyết và sức khỏe có bất kỳ thay đổi đột ngột nào trong thời gian uống thuốc thì bạn hãy báo cho bác sĩ để được điều chỉnh.
Nếu người bệnh tiểu đường đang dùng insulin thì nên chuẩn bị sẵn glucagon và các nguồn cung cấp đường có tác dụng nhanh, ví dụ như nước cam hoặc viên nén glucose để phòng ngừa trường hợp không may, chẳng hạn như đường huyết tụt xuống mức quá thấp.
Người bệnh tiểu đường cần theo dõi bảng chỉ số đường huyết thường xuyên nhằm kiểm soát mức đường huyết của bản thân là cao, thấp hay đang ở mức chấp nhận được. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có lời giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc: “Tiểu đường mấy chấm là cao? ”. Bạn hãy thăm khám định kỳ và tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ nhé!
5 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
quá tiêu chuẩn là cao
tùy vào cơ địa và bệnh lý nền, tuổi sẽ có mức đường huyết riêng cụ thể ạ
Tùy vào giai đoạn bệnh, lứa tuổi, mức độ các biến chứng… mà chỉ số đường huyết an toàn của mỗi người bệnh có thể khác nhau nhưng thường không nhiều.
nếu từ 181 mg/dl (10,1 mmol/l) trở lên là mức đường huyết cao.
Các mức độ nguy hiểm: