Em mới có 35 tuổi bị tiểu đường mà sút cân gần 8kg trong 3 tháng. Cho e hỏi nên ăn gì để tăng cân mà đường huyết vẫn ổn định ạ? Trẻ mà bị tiểu đườn
... Xem thêmTiểu đường giai đoạn đầu có chữa được không và chữa trị như thế nào?
Tiểu đường giai đoạn đầu có chữa được không? Trong bài viết này, chia sẻ sẽ cung cấp thông tin giúp bạn nhận biết các triệu chứng và phương pháp điều trị cho bệnh tiểu đường giai đoạn đầu.
Câu trả lời ngắn gọn là có! Bản chất của giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường là sự rối loạn trong việc chuyển hóa glucose trong cơ thể, làm tăng đường huyết lên mức cao hơn bình thường. Nếu nhận biết kịp thời các dấu hiệu và can thiệp điều trị ngay từ giai đoạn này, bệnh nhân có thể hoàn toàn chữa trị khỏi bệnh.
Ngoài việc quan sát các triệu chứng, quan trọng là bạn cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường sớm để phát hiện và điều trị đúng cách dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn.
Điều trị tiểu đường giai đoạn đầu
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Trong giai đoạn sớm của bệnh tiểu đường, quan trọng là tập trung vào việc thiết lập các thói quen lành mạnh, bao gồm điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện, có thể giúp điều chỉnh đường huyết về mức bình thường trong thời gian ngắn.
Để xây dựng một chế độ sinh hoạt phù hợp và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
Chế độ ăn uống:
- Ưu tiên ăn những thực phẩm có chỉ số đường huyết (chỉ số GI) thấp. Những loại này thường hấp thụ chậm và không làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn, như yến mạch, gạo lứt, lúa mì nguyên cám, chuối xanh, đậu gà, đậu lăng, v.v.
- Thay thế thịt đỏ bằng các nguồn protein tốt như thịt trắng, hoặc protein thực vật như đậu phụ, đậu phộng, đậu nành.
- Nên tăng cường cung cấp chất xơ và vitamin bằng cách ăn nhiều loại rau lá xanh.
- Tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm đóng hộp hoặc đóng chai, vì chúng thường chứa nhiều chất phụ gia và chất tạo ngọt có thể ảnh hưởng đến đường huyết.
- Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày giúp tránh cảm giác đói và ngăn chặn đường huyết tăng cao sau khi ăn.
Chế độ vận động:
- Người bệnh nên chọn những hoạt động thể dục đơn giản như đi bộ, đạp xe, hoặc tập yoga để bắt đầu luyện tập.
- Về tần suất, bạn nên duy trì việc tập luyện hàng ngày và đặt mục tiêu bắt đầu bằng những bài tập ngắn, sau đó dần dần tăng thời gian. Ví dụ, trong tuần đầu, bạn có thể đặt mục tiêu đi bộ 10 phút mỗi ngày, sau đó tăng lên 15 phút mỗi ngày vào tuần tiếp theo.
- Về cường độ, cũng giống như tần suất, người bệnh cần bắt đầu từ những bài tập đơn giản, sau đó từ từ tăng cường độ từ trung bình lên cao.
Can thiệp bằng thuốc
Nếu bệnh nhân đã tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về việc thay đổi lối sống nhưng tình trạng sức khỏe vẫn không cải thiện, thì bác sĩ có thể quyết định kê đơn thuốc uống để điều trị tiểu đường.
Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của điều trị tiểu đường bao gồm:
- Thuốc tăng hoạt tính insulin: Như Metformin (Glucophage, Glucophage XR, Glucofast,...) và Thiazolidinediones (rosiglitazone, pioglitazone,...). Cơ chế hoạt động chung của nhóm này là giảm sản xuất glucose từ gan, từ đó giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn.
- Thuốc kích thích tăng tiết insulin: Như Sulfonylurea, Meglitinides,... có khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin nhiều hơn. Tuy nhiên, nhóm này cũng có thể làm giảm đường huyết và thường được sử dụng sau khi ăn.
- Thuốc ức chế hấp thụ đường sau khi ăn: Như acarbose, miglitol,... có tác dụng làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate thành glucose. Do đó, loại thuốc này thường được dùng trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cần lưu ý rằng, người bệnh cần tuân thủ sử dụng loại thuốc và liều lượng theo đúng chỉ định từ bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường, tránh trường hợp lạm dụng nhiều thuốc hoặc dùng sai liều lượng gây lên những phản ứng phụ không mong muốn nhé!
2 bình luận
Mới nhất
tiểu đường giai đoạn đầu nên chú ý tập trung vào việc thay đổi lối sống, chế độ ăn
Mới bị thì rất dễ điều chỉnh và kiểm soát