Người bị tiểu đường có ăn được mắm tôm không?
Trong cuộc sống hiện đại, chế độ dinh dưỡng l
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Tiểu đường ăn rau gì là thắc mắc chung thường gặp của người bệnh. Những loại rau có chỉ số đường huyết (GI) thấp, giàu chất xơ và nitrat được coi là lý tưởng và thân thiện với người bệnh tiểu đường. Hãy theo dõi bài viết sau để tìm hiểu cụ thể về các loại rau này nhé!
Chế độ ăn nhiều rau củ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết. Rau củ chứa nhiều chất xơ, giúp người bệnh tăng cường trao đổi chất, làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu nên ngăn cản tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn. Người bệnh đái tháo đường nên ăn đa dạng các loại rau củ với nhiều màu sắc để vừa đảm bảo chất xơ vừa bổ dung đầy đủ các vitamin cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là gợi ý một số loại rau tốt cho người bệnh đái tháo đường:
Rau diếp cá
Rau diếp cá cùng với: húng lủi, ngò, xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau mùi, kinh giới, rau đắng, rau tần ô (cải cúc), rau má, giá đỗ, húng, tía tô, húng quế,… là các loại rau giàu chất xơ, vitamin B tốt cho người bệnh đái tháo đường. Đặc biệt, nguồn vitamin B trong các loại rau này có tác dụng giảm mức độ homocysteine, một loại axit amin nếu tiêu thụ nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Cải bó xôi
Cải bó xôi (rau bina) là lựa chọn giàu dinh dưỡng, ít calo dành cho người bị đái tháo đường. Bên cạnh các vi chất vitmin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K, loại rau này còn giàu sắt (thành phần quan trọng tạo ra máu). Cải bó xôi nấu canh tôm, thịt hoặc luộc, xào,… đều là các món ăn hấp dẫn cho bữa ăn hàng ngày.
Rau bắp cải
Rau bắp cải chứa nhiều vitamin C, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, bắp cải dồi dào chất xơ nên làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường vào máu. Thêm bắp cải vào bữa cơm hàng ngày giúp người bệnh đái tháo đường tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, bắp cải chứa nhiều iod nên không tốt cho người bệnh cường giáp, viêm giáp, bướu cổ,… . Do đó, người bệnh đái tháo đường có thêm các bệnh cường giáp, viêm giáp, bướu cổ… không nên ăn nhiều bắp cải.
Măng tây
Măng tây là một loại rau rất giàu dinh dưỡng. Khi nấu chín, nó cung cấp một lượng lớn các hợp chất hóa học polyphenol có khả năng chống oxy hóa mạnh. Theo một số nghiên cứu, hợp chất này giúp chống viêm và giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Đặc biệt khi nấu chín, hoạt động chống oxy hóa của măng tây cao gấp 3 lần so với khi ăn sống.
Hơn nữa, măng tây còn giàu chất khoáng, vitamin, chất xơ và có chỉ số đường huyết thấp GI là 15, giúp ổn định lượng đường trong máu và giúp người bệnh cảm thấy no lâu h ơn.
Bí ngòi
Bí ngòi là một loại rau đa năng có vị nhẹ và rất phù hợp cho người bệnh tiểu đường. Loại rau này chứa nhiều vitamin B, kẽm, magie có tác dụng làm ổn định lượng đường trong máu. Đồng thời, bí ngòi sẽ cung cấp chất xơ làm tăng độ nhạy cảm của insulin và giảm lượng đường trong máu hiệu quả.
Rau muống
Phần lớn các loại rau trả lời việc “Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?” đều là rau xanh – giàu chất xơ và trong đó có rau muống. Trong rau muống có chứa nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể và giàu chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Đặc biệt trong loại rau này còn chứa một hoạt chất tự nhiên có tác dụng tương tự như insulin giúp hỗ trợ và phòng ngừa các biến chứng tiểu đường type 2.
Lượng bổ sung:
Có thể bổ sung lượng từ 200-300g mỗi ngày. Tuy nhiên, người bị suy nhược cơ thể nặng hoặc đang trong quá trình hồi phục không nên ăn rau muốn g.
Rau ngót
Trong rau ngót chứa inulin giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu từ đó ngăn ngừa và phòng chống bệnh tiểu đường. Đồng thời, loại rau này còn có tác dụng chống viêm, hạn chế táo bón rất tốt cho sức khỏe người bệnh.
Lượng bổ sung:
Có thể bổ sung với lượng khoảng 100g mỗi ngày. Không nên sử dụng nhiều bởi có thể dẫn đến các triệu chứng như: mất ngủ, kém ăn,…
Rau má
Cuối cùng trong danh sách các loại rau trả lời việc người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì, Rau má là loại rau lành tính và rất mát, phù hợp để sử dụng cho người tiểu đường. Bởi loại rau này giúp cải thiện những biến chứng của bệnh tiểu đường như tim mạch, huyết áp, phù nề… Bên cạnh đó, trong rau má chứa hoạt chất triterpenoids giúp nhanh lành vết thương và giảm căng thẳng, lo âu ở người bệnh tiểu đường.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được băn khoăn bệnh tiểu đường ăn rau gì? Những loại rau có chỉ số đường huyết, carbs thấp, giàu chất xơ sẽ mang lại nhiều tác dụng tích cực trong việc phòng ngừa và điều trị b ệnh tiểu đường.
3 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Với rau thì ko cần kiêng
Mọi người hãy tham khảo nhé
các loại rau này thì tốt quá rồi