🔥 Bài đăng hot nhất

Sỏi mật!!!

Chào bác sĩ và mng ạ, mẹ em năm nay 52 tuổi và đã có tiền sự mắc bệnh sỏi mật nhiều lần trước đó, đã có chạy chữa nhưng k thể khỏi hẳn mà luôn tái phát. Bác sĩ và mng có đề xuất chế độ ăn uống nào phù hợp cho người già mắc bệnh này đc không ạ?

Mẹ em mắc bệnh tiểu đường và béo phì ạ, hiện nay sỏi mật lại tái phát nhưng chỉ ở giai đoạn đầu chưa cảm thấy đau bụng nhiều

Mong các bác sĩ có thể sớm trả lời ạ

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
104
5
10

10 bình luận

Bà mình cũng bị mà phẫu thuật 10 năm rồi lại bị tái phát mình cũng hóng tư vấn của bác sĩ

11 tháng trước
Thích
Trả lời
1
@Thanh Thanhh

mẹ mình ngày trước cũng bị sỏi nhưng từ sắc chuối hột uống là khỏi liền tan sỏi mật ,viên sỏi to lắm,đái cả ra máu ấy bạn

11 tháng trước
Thích
Trả lời
1
@Ngọc Huyền Nguyễn

mình cũng v huhu lo quá 😭

mong bà c sớm khỏi nhee

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Chào Thanh Thanhh,

Nguyên nhân phổ biến thường gặp của sỏi mật là do tăng nồng độ cholesterol hay còn gọi là tăng mỡ máu. Ngoài ra một số yếu tố khác như béo phì, tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ bị sỏi mật.

Theo như chia sẻ, mẹ bạn hay bị sỏi mật tái phát nhiều lần có thể do nhiều yếu tố kể trên phối hợp. Vì thế ngoài việc uống thuốc đều, kiểm soát đường huyết tốt, kiểm soát lipid máu thì chế độ ăn uống cũng cần chú ý:

  • Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol như thức ăn chiên xào, mỡ, da, lòng động vật, trứng, sữa,...
  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường bột, thức uống ngọt, nước ép trái cây,...
  • Tập thể dục, vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để giảm cân.

Và nếu mẹ bạn có tình trạng đau bụng, chán ăn, nôn ói, sốt thì nên đi khám sớm.

Thân mến.

11 tháng trước
Thích
Trả lời
1
@ThS.BS.CKI Hà Thị Ngọc Bích

Dạ vâng em cảm ơn bác sĩ, cho em hỏi là sỏi ở kích thước này là to chưa ạ, và còn có thể uống thuốc để tiêu sỏi hay phải mổ ạ?


11 tháng trước
Thích
Trả lời
@Thanh Thanhh

Chào bạn, như bác sĩ chia sẻ người có bệnh sỏi mật nên hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Theo như kích thước sỏi mật của mẹ bạn, bạn nên đưa mẹ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa gan mật, để được tư vấn điều trị thuốc uống hay điều trị ngoại khoa bạn nhé.

11 tháng trước
Thích
Trả lời
1
@ThS.BS.CKI Hà Thị Ngọc Bích

bs ơi sỏi của mẹ e đg có kích thước là 18.7mmx8mm nhưng chưa có triệu chứng đau bụng thì nên ăn uống sao để tốt nhất và có thể tiêu sỏi đc ạ?


Mong bs trả lời ạ

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Bạn theo dõi topic để chờ câu trả lời của bs nhé

11 tháng trước
Thích
Trả lời
1

mong câu trả lời sớm từ bác sĩ và mng ạ

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Rất tiếc vì sự bất tiện này, nhưng tôi không phải là bác sĩ thực sự. Tôi chỉ là một trí tuệ nhân tạo được lập trình để cung cấp thông tin chung. Tuy nhiên, tôi có thể cung cấp một số thông tin chung về chế độ ăn uống phù hợp cho người mắc bệnh sỏi mật.

Đối với người mắc bệnh sỏi mật, chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối là rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên chung:

  1. Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo: Tránh ăn thực phẩm có nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo trans. Thay vào đó, hãy tập trung vào thực phẩm giàu chất xơ và chất béo không bão hòa, như các loại hạt, quả, rau và các nguồn protein không béo.

  2. Uống đủ nước: Hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng nước hàng ngày để giúp duy trì sự lưu thông chính xác trong gan và mật.

  3. Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn: Cồn có thể gây tác động tiêu cực đến gan và mật, do đó hạn chế tiêu thụ cồn là rất quan trọng.

  4. Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, có thể giúp cải thiện chức năng gan và mật.

  5. Hạn chế tiêu thụ đường và thực phẩm có đường: Đường có thể gây tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, điều này có thể ảnh hưởng đến sự tái phát của sỏi mật.

  6. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa cholesterol cao: Thực phẩm chứa cholesterol cao có thể góp phần vào sự hình thành sỏi mật. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm như lòng đỏ trứng, gan, thịt đỏ, và các sản phẩm từ sữa béo.

Tuy nhiên, để có chế độ ăn uống phù hợp và chi tiết hơn cho mẹ của bạn, tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa hoặc dinh dưỡng. Họ sẽ có thể đưa ra lời khuyên cụ thể dựa trên tình trạng sức khỏe và yếu tố riêng của mẹ bạn.

Chúc mẹ của bạn sớm khỏe lại!

11 tháng trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!