🔥 Bài đăng hot nhất

Những người nào không nên ăn gạo lứt?

Gạo lứt rất tốt và hiện nay được nhiều người lựa chọn ăn thay gạo trắng, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được gạo lứt. Nhưng không phải ai cũng nên ăn gạo lứt, dưới đây là những tác dụng của gạo lứt và những người không nên ăn gạo lứt.


Gạo lứt là gì và những tác dụng của gạo lứt

Gạo lứt thực chất là loại gạo được bỏ đi lớp trấu bên ngoài nhưng vẫn giữ phần màng cám bên trong. Phần màng này chứa lượng dinh dưỡng rất phong phú, đây là lí do nhiều người “đổ xô” tìm mua loại gạo này để sử dụng.

Gạo lứt hay còn gọi là gạo lật, được coi là thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc nguyên hạt. Loại gạo này không chỉ có hương vị đặc trưng mà còn chứa hàng loạt các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như protein, chất xơ, vitamin E, B6, B1, mangan, carbohydrate, magie, kẽm.


Dưới đây là một số tác dụng của gạo lứt với sức khoẻ:

Gạo lứt hỗ trợ giảm cân

Với lượng calo và chất xơ dồi dào, gạo lứt được nhiều tín đồ giảm cân yêu thích vì chỉ cần ăn một lượng ít cũng có thể duy trì cảm giác no lâu. Đặc biệt gạo lứt rất cứng, yêu cầu người chế biến phải bỏ nhiều công sức và thời gian hơn. Cũng vì thế mà nhiều người có thói quen ăn chậm để thưởng thức hương vị của loại gạo này.

Mặc dù gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng một người có chỉ số cơ thể bình thưởng chỉ nên ăn từ 2-3 lần/ tuần, đồng thời kết hợp với các chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất.

Gạo lứt hỗ trợ người có các vấn đề về tim mạch

Một trong những công dụng tuyệt vời của gạo lứt là phòng ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch. Trong gạo lứt chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ ngăn ngừa các căn bệnh như tắc nghẽn động mạch, bệnh tim; các khoáng chất trong gạo như magie giúp bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh.

Lưu ý trước khi sử dụng các loại gạo lứt, người mắc bệnh về tim mạch vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo chất lượng bữa ăn.

Hàm lượng Mangan cao trong gạo lứt

Bài viết của TS.BS Lê Thanh Hải trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, một chén gạo lứt cung cấp 80% nhu cầu mangan hàng ngày. Mangan giúp tổng hợp các chất béo cơ thể. Mangan cũng có lợi cho hệ thống thần kinh và sinh sản của chúng ta.

Gạo lứt giàu dầu tự nhiên

Dầu tự nhiên có lợi cho cơ thể như các chất béo lành mạnh giúp bình thường hóa nồng độ cholesterol.

Gạo lứt giàu chất xơ

Gạo lứt nhiều chất xơ và được xếp vào tốp đầu của danh sách các loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng. Điều này có thể do mức độ cao của chất xơ tự nhiên trong gạo lứt.

Những sợi xơ này gắn với các chất gây ung thư cũng như các chất độc trong cơ thể, rồi loại bỏ chúng và không cho chúng bám vào vách ruột.

Gạo lứt là thức ăn hoàn hảo cho trẻ

Gạo lứt là thực phẩm đầu tiên hoàn hảo cho các em bé do phụ thuộc vào dinh dưỡng phong phú tự nhiên và chất xơ mà nó chứa. Đây là lựa chọn tốt hơn nhiều so với các sản phẩm ngũ cốc gạo trắng tinh chế, gạo lứt giúp phát triển trẻ sơ sinh nhanh chóng và trẻ mới biết đi đòi hỏi chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng giúp duy trì chu kỳ tăng trưởng nhanh chóng.

Gạo lứt hỗ trợ điều trị nhiễm nấm candida

Gạo lứt là sự thay thế hoàn hảo cho liệu trình điều trị bệnh nấm candida bởi các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và giàu tinh bột bị chỉ định cấm dùng trong quá trình điều trị bệnh nấm candida.

Đặc tính dễ tiêu hóa tự nhiên và giàu chất xơ giúp làm dịu hệ tiêu hóa nhạy cảm khỏi sự phát triển quá trớn của các thực thể candida.


Những người nào không nên ăn gạo lứt

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, gạo lứt tuy tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Dưới đây là những người được khuyến cáo không nên ăn gạo lứt:

+ Người có chức năng tiêu hóa kém, từng trải qua phẫu thuật đường tiêu hóa: Chất xơ trong gạo lứt có thể khiến cho hệ tiêu hóa của bạn vốn đã hoạt động kém lại tăng thêm áp lực. Vì thế, trường hợp này không nên ăn nhiều gạo lứt.

+ Người có khả năng miễn dịch kém: Những trường hợp này ăn nhiều gạo lứt có thể dẫn đến hấp thụ protein và chất béo giảm, gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của cơ thể.

+ Người mắc bệnh thận cũng không nên ăn nhiều gạo lứt.

Trên đây là những tác dụng của gạo lứt và người không nên ăn gạo lứt. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy hạn chế ăn gạo lứt nhé.



Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
6
1
3

3 bình luận

Tiểu đường ăn gạo lứt tốt không bạn

8 tháng trước
Thích
Trả lời

Thế mà mình đã nghĩ gạo lứt tốt nên ai ăn cũng được

8 tháng trước
Thích
Trả lời

Đối mặt với thách thức của tiểu đường không chỉ là việc của những người mắc bệnh mà còn là của toàn bộ cộng đồng. Hãy lan tỏa thông điệp về ý thức và trách nhiệm cá nhân trong việc duy trì sức khỏe cho mọi người.

Những người nào không nên ăn gạo lứt?Những người nào không nên ăn gạo lứt?
9 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!