Người tiểu đường có ăn được phở bò không, có làm đường huyết tăng vọt không?
Để biết người tiểu đường có ăn được phở bò không, hãy cùng tìm hiểu về chỉ số đường huyết của món ăn này. Sợi phở có chỉ số GI là 38.7 - đây là chỉ số đường huyết ở mức thấp. Do đó, người bệnh tiểu đường có thể ăn phở nhưng cần kiểm soát khẩu phần ăn - chỉ lượng vừa phải, tần suất ăn 2 - 3 lần/tuần. Nguyên do là bởi phở là thực phẩm có tải lượng đường huyết ở mức trung bình (GL là 12.5). Việc người bị tiểu dường ăn phở với lượng vừa phải, nguy cơ khiến cho mức đường huyết tăng cao hoặc tăng đột ngột thường không đáng kể. Ngược lại, tiêu thụ phở quá mức có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh.
Bệnh tiểu đường có ăn được bún không, ăn như thế nào là tốt?
Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn phở bò, nhưng cần thận trọng vì phở, đặc biệt là bánh phở, có thể ảnh hưởng đến đường huyết. Bánh phở chủ yếu làm từ tinh bột gạo, tương tự như cơm trắng, nên có chỉ số đường huyết (GI) khá cao. Điều này có thể dẫn đến việc tăng đường huyết nếu ăn nhiều. Khi ăn cần lưu ý:
Kiểm soát khẩu phần: Ăn lượng phở vừa phải để giảm tổng lượng tinh bột nạp vào cơ thể.
Tăng cường rau xanh: Thêm rau xanh (như rau mùi, húng quế, giá đỗ) để cung cấp chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường.
Chọn thịt nạc: Phở bò thường có thịt bò, nên chọn phần thịt nạc thay vì các phần mỡ hoặc giò để giảm lượng chất béo bão hòa.
Hạn chế nước dùng: Nước dùng phở thường có thể chứa muối và đường, đặc biệt nếu được nấu từ xương và nêm nhiều gia vị. Nên hạn chế uống nhiều nước dùng hoặc yêu cầu ít nêm đường và gia vị khi gọi phở.
Thay vì ăn với phần phở đầy tô thì ta ăn nữa tô thôi với nhiều nước và rau nhé
Có thể thay thế cho cơm trắng