Em mới có 35 tuổi bị tiểu đường mà sút cân gần 8kg trong 3 tháng. Cho e hỏi nên ăn gì để tăng cân mà đường huyết vẫn ổn định ạ? Trẻ mà bị tiểu đườn
... Xem thêmNgười già bị tiểu đường nên ăn gì? Xem ngay
Người già bị tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết và tránh xảy ra biến chứng? Trong quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho người già tiểu đường, cần tránh những sai lầm dưới đây để đem lại hiệu quả điều trị tốt cho bệnh nhân. Hãy cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!
Nguyên tắc trong ăn uống với người già bị tiểu đường?
Người già bị tiểu đường hoàn toàn không phải kiêng tuyệt đối một loại thực phẩm nào bởi có thể dẫn tới thiếu chất nếu kéo dài và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Với người cao tuổi, chế độ dinh dưỡng cần cá thể hóa để tránh các biến chứng, đặc biệt là hạ đường huyết nếu người bệnh kiêng khem quá mức.
Người cao tuổi đái tháo đường cần ghi nhớ nguyên tắc:
- Không được bỏ bữa, tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
- Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm protein, lipid, glucid, vitamin và các chất khoáng.
- Bổ sung đầy đủ đủ nước hàng ngày.
- Kiểm soát thực phẩm mỗi bữa ăn để không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và hạ đường máu sau xa bữa ăn.
- Xây dựng, tiến hành và duy trì thói quen vận động hàng ngày.
- Đảm bảo cân nặng trong ngưỡng khuyến cáo cho phép.
Người già bị tiểu đường nên ăn gì?
Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:
- Nhóm đường bột:
Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ.... được chế biến bằng cách hấp, luộc... hạn chế rán, xào. Các loại rau củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bị bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.
- Nhóm thịt cá:
Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
- Nhóm chất béo, đường
Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...
- Nhóm rau:
Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
- Hoa quả:
Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...
Ngoài ra, để phân phối thực phẩm hợp lý cho mỗi ngày cần đảm bảo cung cấp tỷ lệ năng lượng yêu cầu:
- Glucid: Chiếm 50 – 60% tổng năng lượng.
- Protein : Chiếm 15 – 20% tổng năng lượng.
- Lipid: Với người cao tuổi bình thường, chiếm 20 – 30% tổng năng lượng. Với người cao tuổi béo phì chỉ nên duy trì dưới 30 %.
- Acid béo no: Chiếm 10%.
- Acid béo không no đơn: Chiếm 10% .
- Acid béo không no đa: Chiếm 10%.
- Cholesterol: < 300 mg/ngày.
- Chất xơ: 20 – 35 g/ngày.
Kinh nghiệm xây dựng thực đơn dành cho người già bị tiểu đường
Việc duy trì thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh cũng hỗ trợ kiểm soát tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tốt hơn. Vậy người già khi mắc bệnh tiểu đường nên duy trì thói quen ăn uống như thế nào?
Thay vì cố gắng ăn quá nhiều món trong một bữa, chúng ta nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, như vậy hiện tượng đường huyết tăng bất ngờ sẽ được kiểm soát phần nào. Đồng thời, chúng ta nên duy trì khẩu phần ăn vừa phải, tránh ăn no hoặc tăng khẩu phần ăn bất thường.
Để đa dạng hóa bữa ăn, bạn cần chủ động tìm hiểu người già bị tiểu đường nên ăn gì và thay đổi món ăn thay ngày. Như vậy, bệnh nhân sẽ không cảm thấy chán ăn, ăn uống không ngon miệng,…
Sau khi ăn xong, người cao tuổi không nên nằm nghỉ ngơi ngay lập tức. Tốt nhất, họ nên vận động nhẹ nhàng để thức ăn được tiêu hóa phần nào. Đồng thời, thói quen vận động nhẹ nhàng cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Vậy người già bị tiểu đường nên ăn gì? Tóm lại, việc sử dụng các loại thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, giúp người bệnh có thể sống khỏe mạnh hơn.
Nếu cảm thấy khó khăn chưa biết duy trì chế độ ăn uống như thế nào trong quá trình điều trị tiểu đường, người cao tuổi nên đi khám và nhờ bác sĩ tư vấn, hướng dẫn.
5 bình luận
Mới nhất
Người trẻ thì nên kiêng nhiều, người lớn tuổi thì không cần kiêng khem quá mức mọi người ạ
Bố tớ 70 tuổi bị tiểu đường ông vẫn ăn uống giống với cả nhà, không kiêng cử nhiều. uống thuốc tây mỗi ngày.
Bố mình hay đói bụng có thể gợi ý cho mình các món ăn vặt không ạ
Cảm ơn bạn chia sẻ
Người già bị tiểu đường khá nhiều, bài chia sẻ hữu ích lắm