🔥 Bài đăng hot nhất

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn và không nên ăn gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vậy thì người mắc bệnh tiểu tuýp 2 thì nên ăn gì và không nên ăn gì để đường huyết ổn định?

Dưới đây là 1 vài lưu ý về các nhóm thực phẩm trong thực đơn của người bệnh tiểu đường.


Chất đạm

Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, thực phẩm giàu đạm giúp bạn luôn tràn đầy sức sống và mà không lo tăng cân:

- Nên ăn: Cá béo (như cá hồi, cá trích…), Cá ngừ ngâm đóng hộp, Gà tây, gà ta không da, Các loại đậu và cây họ đậu, Sữa chua tách béo không đường, Hạt tươi không muối như hạnh nhân, óc chó, Trứng, Đậu phụ,...

- Không nên ăn: Thịt nguội, Xúc xích Ý, Giăm bông, Bò nướng, Gà tây, Lạp xưởng, Thịt bò khô, Thịt heo xông khói, Nước ngọt có ga, gia vị tẩm ướp quá ngột hoặc quá cay.

Ngũ cốc

Ngũ cốc bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Nhờ vậy, cơ thể người bệnh tiểu đường duy trì ở trạng thái cân bằng. Nhưng người bệnh vẫn cần ghi nhớ và lựa chọn các sản phẩm ngũ cốc phù hợp:

- Nên ăn: Gạo hữu cơ, gạo lứt, hạt diêm mạch, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, mỳ hoặc nui từ ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch,...

- Không nên ăn: Bánh mì, bánh ngọt, ngũ cốc ăn sáng có đường, gạo, các loại mỳ hoặc nui thông thường...

Sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sức thông thường có nhiều tác động xấu đến sức khỏe người bệnh, thậm chí khiến bệnh trầm trọng hơn. Tuy nhiên, nó vẫn cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định và cần thiết cho cơ thể. Chỉ cần người bệnh chú ý:

- Nên ăn: Sữa tách béo, sữa chua tách béo không đường, Phô mai tách béo dạng đặc ít muối, Phô mai tách béo 1 phần, Sữa chua uống lên men tách béo, không đường,...

- Không nên ăn: Sữa nguyên béo hoặc tách béo 2% (kể cả sô cô la trắng và các loại bánh kẹo từ sữa), phô mai nguyên béo, Sữa chua uống nguyên béo có đường, yaourt nguyên béo,...

Các loại rau củ

Rau củ luôn là ưu tiên số 1 cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào cũng tốt. Để bệnh tiểu đường không tiến triển xấu đi, người bệnh cần lựa chọn rau củ phù hợp với tình trạng cơ thể:

- Nên ăn: Cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh (súp lơ xanh), bông cải trắng, dưa leo, măng tây, củ sắn (củ đậu), cải Brussel (bắp cải tí hon), hành, tiêu, tâm hoa atiso,...

- Không nên ăn: Bắp (ngô), khoai tây, khoai lang, khoai mỡ, đậu Hà Lan, củ cải đường…

Các loại trái cây

Trái cây cũng là 1 lựa chọn tốt cho bệnh tiểu đường tuýp 2. Nó cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và thay cho các món ngọt không tốt cho sức khỏe.Tuy nhiên không phải vì thế mà ở dạng nào trái cây cũng tốt. Dưới đây là vài gợi ý:

- Nên ăn: Việt quất, dâu tây, mâm xôi, táo, đào, mơ, lê để nguyên vỏ, cherry, cam, kiwi, chuối, nho, các loại dưa

- Không nên ăn: Trái cây sấy, trái cây đóng gói, nước trái cây lọc, trái cây tẩm đường,...

Chất béo

Chất béo sẽ không còn là kẻ thù của bệnh tiểu đường nếu bạn biết cách chọn lọc:

- Nên ăn: Quả bơ, ô liu, các loại quả hạch ( hạnh nhân, hồ đào, óc chó, hạt dẻ cười), đậu nành lông Nhật Bản, đậu phụ, dầu thực vật (dầu nành, dầu bắp, dầu ô liu và dầu hướng dương), các loại hạt (hạt chia, hạt lanh), các loại cá như: cá ngừ, cá hồi

- Không nên ăn: Thức ăn nhanh, các loại thịt (bò, bê, cừu, heo), sản phẩm từ sữa nguyên béo, dầu dừa, dầu cọ, bánh snack, món ngọt (donut, bánh kem, bánh quy và muffin),...


Những gợi ý trên hẳn sẽ giúp ích rất nhiều cho những ai đã và đang bị tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường tuýp 2 nói riêng. Chỉ cần biết lựa chọn, người tiểu đường “dư khả năng” có được những bữa ăn đa dạng và quên đi những ám ảnh về bệnh tật.

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn và không nên ăn gì?Người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn và không nên ăn gì?
9
13k
9 Bình luận

9 bình luận

người bị tiểu đường có thể uống sữa hạt không đường cũng được ạ

1 tuần trước
Thích
Trả lời
1
@Hồng Hà

vậy hả chị, sữa hạt thì nên chọn loại hạt gì chị nhỉ?

8 giờ trước
Thích
Trả lời

bị tiểu đường nên uống sữa dành riêng cho người tiểu đường là tốt nhất

1 tuần trước
Thích
Trả lời

ăn thay thế ngũ cốc cũng rất tốt

1 tuần trước
Thích
Trả lời

một số thực đơn mẫu cho người bệnh tiểu đường tuýp 2:

Bữa sáng:

Cháo yến mạch với trái cây

Bánh mì nguyên cám với trứng luộc và rau xanh

Sữa chua không đường với trái cây

Bữa trưa:

Cơm gạo lứt với thịt nạc, rau củ luộc

Salad rau củ với cá hồi

Đậu hũ sốt cà chua

Bữa tối:

Thịt gà nướng với rau củ

Cá hồi áp chảo với salad

Đậu phụ xào thập cẩm

Bạn có thể tham khảo các thực đơn này để lên kế hoạch ăn uống cho mẹ của mình. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng mỗi người có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nên bạn cần điều chỉnh thực đơn cho phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ.

Chúc mẹ bạn sớm kiểm soát được đường huyết và khỏe mạnh!

1 tuần trước
Thích
Trả lời

Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường tuýp 2:

Ăn nhiều rau củ, trái cây: Rau củ, trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, và chất xơ dồi dào. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây, đặc biệt là các loại rau củ, trái cây có màu vàng, đỏ, cam,... vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương.

Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt thay vì ngũ cốc tinh chế: Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ hơn ngũ cốc tinh chế. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Bạn nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám,...

Hạn chế các thực phẩm có đường, tinh bột, và chất béo bão hòa: Các loại thực phẩm này có thể làm tăng lượng đường huyết trong máu. Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có đường, tinh bột, và chất béo bão hòa, chẳng hạn như bánh kẹo, nước ngọt, đồ ăn chiên rán,...

** Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày:** Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết trong máu tốt hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau khi chăm sóc mẹ của bạn:

Hỗ trợ mẹ kiểm tra đường huyết thường xuyên: Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên sẽ giúp mẹ theo dõi tình trạng bệnh và điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện cho phù hợp.

Khuyến khích mẹ tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó giúp kiểm soát đường huyết.

Hỗ trợ mẹ tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp với tình trạng bệnh của mẹ.

1 tuần trước
Thích
Trả lời

Bài viết hữu ích lắm, ăn thì cố gắng hạn chế tinh bột, hạn chế đường, ăn chế độ eat clean khá phù hợp đó

1 tuần trước
Thích
Trả lời

kiểm soát tiểu đường nên kết hợp chế độ ăn nhiều rau xanh, hạn chế tinh bột và tập thể dục 30p/ ngày nhé

1 tuần trước
Thích
Trả lời

Hạn chế tinh bột, chất béo, chất ngọt

1 tuần trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!