🔥 Bài đăng hot nhất

Máy đo tiểu đường không cần lấy máu có chính xác không?

Máy đo tiểu đường không cần lấy máu có chính xác không? Cách sử dụng ra sao? Các loại máy đo đường huyết không cần lấy máu tốt nhất và giá cả?... Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1.Giới thiệu máy đo tiểu đường không cần lấy máu

Máy đo tiểu đường không cần lấy máu đánh dấu một bước tiến lớn về công nghệ, mang lại rất nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường

Sử dụng công nghệ không xâm lấn cơ thể nên cơ chế hoạt động của máy đo đường huyết không cần lấy máu là phân tích độ đàn hồi của huyết mạch, mạch tim và huyết áp để đưa ra kết quả nồng độ glucose (đường) trong máu.

Loại máy đo tiểu đường này có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với máy đo đường huyết thông thường:

  • Không dùng đến que thử hay kim chích máu.
  • Không gây đau, dễ dàng sử dụng với mọi đối tượng, nhất là trẻ em hay người cao tuổi.
  • Dễ thao tác, tự động cho kết quả với phần mềm phân tích thông minh.
  • Đo lường cả mức đường huyết, huyết áp và nhịp tim nên giúp hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
  • Tiết kiệm chi phí hơn khi sử dụng lâu dài vì người bệnh không cần mua thêm que thử hay kim chích máu,...

2.Cách dùng máy đo tiểu đường không cần lấy máu

Mỗi loại máy đo đường huyết không cần lấy máu sẽ có hướng dẫn cách dùng cụ thể riêng, bạn cần lưu ý:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của máy để dùng đúng cách cho ra kết quả chính xác
  • Bảo quản máy cẩn thận để đảm bảo kết quả đo
  • Tìm hiểu kỹ về sản phẩm để có lựa chọn phù hợp nhất
  • Kiểm tra kỹ chất lượng máy trước khi mua và sử dụng

3.Máy đo tiểu đường không cần lấy máu cho kết quả chính xác không?

Máy đo đường huyết không cần lấy máu có khoảng đo chỉ số nằm trong khoảng 2 - 18mmol/L, dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Máy sẽ cho kết quả phân tích về chỉ số đường huyết trong máu của người sử dụng chính xác tới 95% chỉ trong vòng 30 giây.

4.Ưu nhược điểm của máy đo tiểu đường không cần lấy máu

Máy đo đường huyết không xâm lấn ngày càng phổ biến gần đây, cùng tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của dòng máy này, cụ thể bao gồm:

Ưu điểm

  • Giúp tiết kiệm cho phí mua que thử và kim chích máu như máy đo đường huyết xâm lấn truyền thống
  • Không gây lo sợ, e dè ở người bệnh khi phải lấy máu như phương pháp xâm lấn
  • Có thể sử dụng cho tất cả đối tượng, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai
  • Sản phẩm an toàn, thao tác dễ làm, tiện lợi
  • Ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, lưu dữ kết quả nhiều giờ, nhiều ngày, là nguồn dữ liệu cung cấp cho bác sĩ điều chỉnh thuốc và chế độ ăn kiểm soát bệnh tốt hơn
  • Thời gian sử dụng lâu năm, độ bền cao, ít phát sinh các chi phí khác
  • Dự báo được tình trạng tăng giảm đường huyết nhanh chóng cho người bệnh, giảm những biến chứng nguy hiểm, điều trị kịp thời.
  • Không gây đau, giảm được tình trạng nhiễm trùng tại vị trí lấy máu

Nhược điểm

  • Hầu như chưa có máy đo đường huyết không lấy máy nào đạt tiêu chuẩn ISO, nên chưa được FDA chấp thuận đo chính xác nồng độ đường trong lâm sàng. Nguyên nhân là vì chưa có một dữ liệu hiệu chuẩn phù hợp với độ dao động quá lớn liên quan tới da, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể.
  • Giá thành khá cao so với máy đo xâm lần khác.

5. Hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết không cần lấy máu

Cách dùng máy đo đường huyết không xâm lấn khá dễ dàng thực hiện, cụ thể như sau:

  • Đặt cảm biến dưới da, tuỳ yêu cầu của từng loại máy có thể là dưới cánh tay hoặc bụng. Cảm biến được cố định tại chỗ bằng lớp băng dính chắc chắn.
  • Sử dụng máy đo tiêu chuẩn lấy máu ngón tay để hiệu chỉnh thiết bị
  • Thiết lập các thông số của máy
  • Đọc dữ liệu thu được trên thiết bị thu cầm tay hoặc các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính
  • Xuất các dữ liệu đã thu thập được trong ngày, xem xét điều chỉnh lại kế hoạch kiểm soát đường huyết
  • Định kỳ từ 7-14 ngày, người dùng nên thay bộ cảm biến

6. Lưu ý về máy đo đường huyết không cần lấy máu

Máy đo đường huyết không lấy máu ngày càng được mua và sử dụng nhiều, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Trước khi mua nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn để có được sự tư vấn chính xác với tình hình bệnh cũng như chọn lựa được sản phẩm phù hợp.
  • Chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được chấp thuận và bán tại nhiều quốc gia, đảm bảo kết quả đo chính xác nhất
  • Tránh mua các sản phẩm trôi nổi, không có thương hiệu, lựa chọn các thương hiệu uy tín trên thị trường
  • Khi đo đường huyết, người bệnh không nên ăn uống, sử dụng rượu, bia, uống cà phê, hút thuốc lá hay vận động quá sức. Những điều này có thể làm sai lệch kết quả đo, ảnh hưởng đến sự điều chỉnh kiểm soát đường huyết về sau.
  • Thả lỏng người trong khi đo đường huyết để có kết quả đúng nhất.

7. Một vài câu hỏi thường gặp về máy đo đường huyết không xâm lấn

7.1 Có nên sử dụng máy đo đường huyết dưới dạng đồng hồ hay vòng tay?

Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại máy đo đường huyết, tim mạch, huyết áp dạng đồng hồ đeo tay, vòng tay tiện dụng, thời trang. Tuy nhiên nếu sử dụng các thiết bị này để đo đường huyết thay cho cách chích máu truyền thống thì chưa được cấp phép, bên cạnh đó Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) còn cảnh báo những rủi ro nguy hiểm có thể gặp phải khi dùng các thiết bị trên. Cụ thể:

  • FDA khuyến nghị không dùng đồng hồ hoặc vòng tay để đo đường huyết trong máu, hay sử dụng các chỉ số trong máy để kiểm soát bệnh
  • Kết quả đo của thiết bị này chưa được chứng minh tính chính xác và an toàn cho người dùng
  • Nếu bệnh nhân cần có kết quả đo đường huyết thường xuyên để đánh giá và kiểm soát bệnh thì nên trao đổi với bác sĩ lựa chọn thiết bị được FDA cấp phép.
  • Những sai lầm trong việc điều trị đái tháo đường có thể gây biến chứng nguy hiểm như rối loạn ý thức, hôn mê, thậm chí tử vong.

7.2 Máy đo tiểu đường không cần lấy máu có chính xác không?

Thiết bị đo đường huyết liên tục còn gọi là CGM sử dụng cảm biến và công nghệ tiên tiến để kiểm soát đường huyết, thiết bị tiện lợi, hiệu quả nhưng kết quả không chính xác như đo đường huyết chích máu.

Các thiết bị CGM được bác sĩ chỉ định như một biện pháp hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn, tuỳ thuộc tình trạng từng bệnh nhân. Máy đo đường huyết liên tục không những cung cấp các chí số đường huyết còn giúp dự đoán những biến động đường huyết có thể gặp phải, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm nên ngày càng được sử dụng phổ biến.

7.3 Giá máy đo đường huyết không cần lấy máu?

So với máy đo đường huyết chích máu thì máy đo đường huyết không xâm lấn có giá thành cao hơn đáng kể, thông thường từ 7.000.000-15.000.000 đồng tuỳ vào nhà sản xuất. Các thiết bị có thể tìm thấy tại nhà thuốc, cửa hàng trang thiết bị y tế, sàn thương mại điện tử…

Trên đây là toàn bộ thông tin về "Máy đo tiểu đường không cần lấy máu". hi vọng bài viết hữu ích để mọi người tham khảo.

Máy đo tiểu đường không cần lấy máu có chính xác không?Máy đo tiểu đường không cần lấy máu có chính xác không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
25
4
4

4 bình luận

Máy đo đường huyết không lấy máu ngày càng được mua và sử dụng nhiều, người sử dùng lưu ý nhé

2 tháng trước
Thích
Trả lời

mng đều bảo chính xác thì oki rồi

2 tháng trước
Thích
Trả lời

nếu test hàng ngày thì chính xác mà

2 tháng trước
Thích
Trả lời

vì máy này không có chuẩn nên lâu lâu cần kiểm tra bằng cách test ở phòng xét nghiệm để so sánh

2 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!