🔥 Bài đăng hot nhất

Lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không?

Để trả lời được câu hỏi "Lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không?", chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn về yêu cầu nhịn ăn khi xét nghiệm dưới đây.

Tại sao cần nhịn ăn sáng trước khi xét nghiệm máu?

Thức ăn sau khi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng. Các chất này sẽ được hấp thụ vào trong máu để vận chuyển đi khắp cơ thể. Do đó, nếu bạn ăn trước khi xét nghiệm khoảng 4 đến 6 tiếng có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm máu.

Vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm máu và buổi sáng sớm và dặn người bệnh không ăn sáng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, buổi sáng cũng là thời điểm thích hợp để đánh giá chính xác nồng độ một số chất trong máu.

Trước khi đi khám lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không?

Như đã nói ở trên, người bệnh có thể được yêu cầu nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu. Với câu hỏi lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không, câu trả lời là: "Cần căn cứ vào loại xét nghiệm người bệnh được chỉ định".

Bởi chỉ một số xét nghiệm đặc trưng như kiểm tra đường huyết, chức năng gan thận… mới cần nhịn ăn để tránh ảnh hưởng đến kết quả. Còn đối với các xét nghiệm xác định nhóm máu, xét nghiệm miễn dịch… thì có thể thực hiện bất cứ lúc nào mà không cần nhịn ăn.

Các xét nghiệm cần nhịn ăn sáng

Để đảm bảo kết quả chính xác, bạn cần nhịn ăn trước khi làm các loại xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm sắt trong máu (Xét nghiệm sắt huyết thanh): Đây là xét nghiệm nhằm đo lượng sắt trong máu mục đích xác định các bệnh do thiếu sắt. Sở dĩ cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm sắt bởi sắt có rất nhiều trong thực phẩm và được hấp thu rất nhanh vào máu. Vì vậy, nếu người bệnh ăn sáng trước khi xét nghiệm thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
  • Xét nghiệm mỡ máu: Mỡ trong máu có thể tăng lên sau khi ăn. Do đó, đây là loại xét nghiệm bạn cần nhịn ăn trong khoảng 9 đến 12 giờ trước khi làm xét nghiệm.
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Xét nghiệm này nhằm mục đích chẩn đoán bệnh tiểu đường và tiểu đường thai kỳ. Để làm xét nghiệm này bạn cần nhịn ăn trong ít nhất 8 tiếng.
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Bạn sẽ được yêu cầu nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng để các chất dư thừa được loại thải hết ra khỏi cơ thể.
  • Ngoài ra, một số xét nghiệm cần nhịn ăn khác như xét nghiệm chuyển hóa, xét nghiệm Vitamin B12…

Nếu bạn lỡ ăn sáng khi được bác sĩ chỉ định xét nghiệm, kết quả cuối cùng có thể bị sai lệch dẫn đến chẩn đoán không chính xác. Vì thế, bạn hãy thông báo với bác sĩ để được lùi lịch xét nghiệm máu.

Một số xét nghiệm máu người bệnh không cần nhịn ăn sáng

Câu trả lời là "Có" nếu bạn được chỉ định làm một số xét nghiệm máu dưới đây:

  • Xét nghiệm công thức máu đánh giá số lượng, thành phần máu để xác định các vấn đề sức khoẻ. Đồng thời phát hiện các rối loạn mà cơ thể đang mắc phải.
  • Xét nghiệm xác định nhóm máu dựa vào loại kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh nên không bị ảnh hưởng bởi thức ăn do cơ thể nạp vào.
  • Xét nghiệm beta hCG nhằm kiểm tra nồng độ beta hCG trong máu để xác định khả năng mang thai của phụ nữ. Bạn không cần nhịn ăn sáng nhưng nên hạn chế hoặc không uống nước ép trái cây, sữa, không sử dụng đồ uống có cồn trước khi làm xét nghiệm.
  • Xét nghiệm tìm giun sán: Nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm giun của cơ thể. Đây là xét nghiệm có thể thực hiện lấy mẫu máu bất cứ lúc nào trong ngày.
  • Xét nghiệm viêm gan B: Có rất nhiều loại xét nghiệm viêm gan B nhưng đều không cần nhịn ăn. Bao gồm xét nghiệm tìm virus viêm gan B, xác định nồng độ virus, xét nghiệm tìm kháng thể viêm gan B.
  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên và kháng thể HIV: Xét nghiệm này nhằm tìm kháng nguyên, kháng thể của virus hoặc sự hiện diện của vi khuẩn trong máu.
  • Xét nghiệm NIPT tầm soát dị tật thai nhi ở phụ nữ mang thai: Đây là xét nghiệm sàng lọc trước sinh phổ biến, mẹ bầu có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào mà không cần nhịn ăn sáng.

Như vậy, lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không sẽ phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm máu bệnh nhân cần thực hiện. Kết quả xét nghiệm máu có thể bị sai hoặc bạn sẽ bị rời lịch làm xét nghiệm nếu bạn ăn sáng. Vì thế hãy tuân thủ tuyệt đối chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để việc khám bệnh diễn ra an toàn và không bị gián đoạn.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
195
2
4

4 bình luận

Xét nghiệm tiểu đường không được ăn sáng nha

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Mình đi xét nghiệm thai ăn sáng bình thường

11 tháng trước
Thích
Trả lời

Bạn nào chuẩn bị đi xét nghiệm thì lưu ý nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời

Rất hữu ích, Cảm ơn bạn chia sẻ

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!