Người bị tiểu đường có ăn được mắm tôm không?
Trong cuộc sống hiện đại, chế độ dinh dưỡng l
... Xem thêm🔥 Bài đăng hot nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Chào bạn,
Hạ đường huyết ban đêm là tình trạng đường trong máu hạ thấp vào ban đêm hoặc trong khi ngủ. Đây là một tình trạng khá phổ biến và gần như ảnh hưởng tới tất cả người bệnh tiểu đường type 1 và type 2. Người bệnh bị hạ đường huyết ban đêm thường sáng mai thức dậy thấy đầu tóc ướt sũng mồ hôi, tăng buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi và đau đầu nhiều, ngủ không ngon có thể gặp mộng du hoặc ác mộng, cảm giác bồn chồn, lo lắng,...
Khi phát hiện dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh cần ăn ngay từ 10 – 15 gram thực phẩm có khả năng giải phóng đường nhanh chóng như kẹo ngọt hoặc viên nén glucose mua tại nhà thuốc. Người bệnh cũng có thể ăn một khoanh bánh mỳ sau đó để giảm nguy cơ đường huyết xuống quá thấp. Sau khi ăn 15 phút, kiểm tra lại đường huyết, nếu không có dấu hiệu cải thiện cần lặp lại bước đầu tiên. Ở lần kiểm tra thứ 2, chỉ số đường huyết không được cải thiện, người bệnh nên nhanh chóng vào viện để được xử lý cấp cứu. Để tránh biến chứng liên quan đến hạ đường huyết vào ban đêm, người bệnh cần làm theo các cách dưới đây:
– Kiểm tra lượng đường trong máu trước khi đi ngủ bằng máy đo đường huyết cầm tay. Nếu lượng đường huyết quá thấp, bạn nên ăn nhẹ trước khi đi ngủ
– Tìm hiểu các triệu chứng của hạ đường huyết ban đêm đã được ghi lại chi tiết ở trên để có biện pháp dự phòng sớm, đặc biệt là nếu bệnh nhân ngủ một mình.
– Không được bỏ bữa tối vì đây là thời điểm bổ sung đường cho cơ thể qua thực phẩm. Người bệnh nên chọn những loại thực phẩm tiêu hóa chậm, đảm bảo lượng đường phóng thích vào máu ở mức độ ổn định vừa phải.
– Không tập thể dục quá mức buổi tối khiến lượng đường trong máu giảm xuống nhanh chóng.
– Không uống rượu trước khi đi ngủ vì rượu làm giảm đường trong máu.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,
ThS.DS.GV Lê Thị Mai
Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành
Những dấu hiệu tiêu chuẩn để nhận biết hạ đường huyết bao gồm: đổ mồ hôi lạnh, căng thẳng, mệt mỏi cùng cực, cảm giác chóng mặt, mắt nhìn mờ, tim đập loạn nhịp… rất rõ ràng vào ban ngày, thì triệu chứng hạ đường huyết vào ban đêm lại khó được phát hiện.
Người bệnh bị hạ đường huyết sang mai thức dậy thường thấy đầu tóc ướt sũng mồ hôi, tăng buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi và đau đầu nhiều. Ngoài những triệu chứng trên thì hạ đường huyết xảy ra vào ban đêm sẽ có thêm những triệu chứng sau:
– Ngủ không ngon, cảm giác bồn chồn, lo lắng
– Mộng du hoặc ác mộng
– Cơ thể mê mệt, muốn dậy nhưng không thể dậy (bóng đè)
Điều trị hạ đường huyết ban đêm cũng tương tự như cách đối phó với hạ đường huyết ban ngày. Đó là ngay khi phát hiện dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh cần ăn ngay từ 10 – 15 gram thực phẩm có khả năng giải phóng đường nhanh chóng như kẹo ngọt hoặc viên nén glucose mua tại nhà thuốc. Người bệnh cũng có thể ăn một khoanh bánh mỳ sau đó để giảm nguy cơ đường huyết xuống quá thấp. Sau khi ăn 15 phút, kiểm tra lại đường huyết, nếu không có dấu hiệu cải thiện cần lặp lại bước đầu tiên. Ở lần kiểm tra thứ 2, chỉ số đường huyết không được cải thiện, người bệnh nên nhanh chóng vào viện để được xử lý cấp cứu.
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.
Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ
Hạ đường huyết khi ngủ rất nguy hiểm, nên phải nói cho người nhà, người ở cùng biết để chú ý. Ăn bữa ăn nhẹ trước khi ngủ để tránh hạ đường huyết
Hạ đường huyết có thể xảy ra ngay cả trong khi ngủ. Đặc biệt ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tình trạng hạ đường huyết vào ban đêm không phải là hiếm. Nếu bạn bị đổ mồ hôi đêm, hay gặp ác mộng hoặc bị tăng đường huyết trước khi ăn sáng, Bạn nên nghi ngờ tình trạng hạ đường huyết xảy ra trong khi ngủ. Trong trường hợp này, bạn cần thức dậy và đo lượng đường trong máu một lần trong khi ngủ. Sau đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thấy rằng bản thân bị hạ đường huyết khi ngủ để có thể nhận hướng dẫn về việc điều chỉnh đúng loại và số lượng tiêm insulin nhé.