🔥 Bài đăng hot nhất

Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Nguyên nhân và cách xử lý khi đường huyết tăng cao”

️💓 Việc sống chung với bệnh tiểu đường thường không dễ dàng, đặc biệt là trong giai đoạn dịch COVID-19 hiện nay. Nếu bạn hoặc người thân mắc phải bệnh tiểu đường thì việc trang bị kiến thức về bệnh, chăm sóc sức khỏe và kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng và cần thiết.
❓Nguyên nhân nào khiến đường huyết tăng cao?
❓Triệu chứng khi đường huyết cao là gì?
❓Làm thế nào để kiểm soát đường huyết ổn định tại nhà?
❓Cách xử lý nào hiệu quả khi đường huyết tăng cao trong mùa dịch?

Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trực tiếp trong chuyên đề “Nguyên nhân và cách xử lý khi đường huyết tăng cao” từ chuyên gia:
🌟 𝗕𝗮́𝗰 𝘀𝗶̃ 𝗖𝗞𝗜 𝗟𝗲̂ 𝗛𝗼𝗮̀𝗻𝗴 𝗕𝗮̉𝗼 - công tác tại khoa Nội tiết, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
- Hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý nội tiết
- Hội viên Hội Đái tháo đường và Nội tiết TP. HCM

➢ Để an tâm hơn về tình hình sức khỏe của mình cũng như cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, bạn hãy đặt câu hỏi ngay dưới phần bình luận từ ngày 17/09 đến 21/09/2021 sẽ được chuyên gia tư vấn tận tình từ ngày 22/09/2021.

➢ Nhanh tay gửi ngay thắc mắc với chuyên gia khoa Nội Tiết - Đái tháo đường để được tư vấn chi tiết nhất.
Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Nguyên nhân và cách xử lý khi đường huyết tăng cao”Giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia - chuyên đề “Nguyên nhân và cách xử lý khi đường huyết tăng cao”
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
34
27
47

47 bình luận

Em bị cảm giác khát nước với đi tiểu liên tục, da nổi sạm thì đang bị tiểu đường phải không ạ :(

2 năm trước
Thích
Trả lời

Thưa bác sĩ, mẹ e năm nay 45 mắc bệnh tiểu đường types 2 được 1 năm, lượng đường trong máu là 8,2 ; hpa1c 6,4 và đang dùng thuốc nam của người dao ở Bà Vì thay cho thuốc tây ạ. Vậy theo bác sĩ thì không uống thuốc tây hoàn toàn thì có tốt cho mẹ e không ạ, vì e nghe nói uống thuốc tây có nhiều tác dụng phụ và giảm tuổi thọ ạ

2 năm trước
Thích
Trả lời
1
Chào bác sĩ. Mẹ tôi năm nay 73 tuổi đường huyết cao có khi lên 260 - 369 có chít ngày 2 lần sáng chiều vậy mình co nên đi làm sét nghiệm tổng quát lại không ạ. Thuốc uống an đường huyết có dùng được không ạ. Cảm ơn bác sĩ
3 năm trước
Thích
Trả lời
Em bị tiểu đường hơn 1 năm. Lần gần đây nhất em đo đường huyết là 7.5 mmol/l. Em thử không uống thuốc 3 ngày và đo thì lên 7.8 mmol/l. Xin bác tư vấn giúp em cách nào để đường huyết ổn định về dưới 7 mmol/l mà không phải dùng thuốc tây ạ
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@nhi.tranyen1974Chào bạn. Bạn cần lưu ý bệnh đái tháo đường tuýp 2 có khả năng diễn biến âm thầm trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán. Bạn biết mình bị đái tháo đường 01 năm không có nghĩa là đường huyết mới tăng cao trong 01 năm. Trong trường hợp bệnh lâu ngày, chức năng tụy suy giảm nên không thể cân bằng được đường huyết mà không cần uống thuốc. Bạn cần trao đổi kỹ lại với bác sĩ điều trị của mình, rà soát lại toa thuốc đang dùng để xem có thể giảm liều hoặc ngưng loại thuốc nào, tuyệt đối không nên tự ý ngưng thuốc như vậy.
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
Bà cháu 88 tuổi, bị tiểu đường nhiều năm nay, bà cháu đã mổ thay thuỷ tinh thể lúc 60 tuổi nhưng gần đây mắt bị mờ, nhìn đục và hay chảy nước mắt. Có phải bà cháu bị biến chứng do tiểu đường gây ra không ạ? Và bà cháu có nguy cơ bị mù không ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@khoi60873Chào bạn. Các triệu chứng của bà có thể là biến chứng võng mạc của đái tháo đường do đường huyết cao kéo dài, nhưng cũng có thể do tình trạng lão hóa gây ra. Để phổ biến 2 tình trạng này cần được bác sĩ chuyên khoa mắt đánh giá và xác định nguyên nhân. Hiện nay đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người trưởng thành.
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
Xin chào bác sĩ, vợ em mang thai lần đầu được 2 tháng: Khi đi khám bác sĩ bảo vợ em bị đái tháo đường. Em không biết vợ em bị từ trước hay vì có con mới bị đái tháo đường ạ?
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@duc011696Chào em. Khả năng vợ em bị đái tháo đường từ trước. Vì nếu thật sự đái tháo đường do thai kỳ gây ra thì sẽ bắt đầu xuất hiện sau tuần 24 của thai kỳ.
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
Em mới sinh bé được 1 tháng: Gần đây sau ăn sáng với bánh bao mua sẵn, em thử đường huyết tại nhà (máy đo đường huyết do bệnh viện khuyến nghị). Tầm 40 phút sau ăn chỉ số đường huyết lên đến 12 mmol/l, sau 10 phút giảm xuống 9 mmol/l và thêm 15 phút nữa thì giảm xuống 7 mmol/l. Liệu em bị đái tháo đường chưa thưa bác sĩ?
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@qanh3999Chào bạn. Trong trường hợp thử đường huyết bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà > 11,1 mmol/L kèm theo các triệu chứng của tăng đường huyết (tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân nhiều) thì có thể chẩn đoán đái tháo đường. Bạn có 1 lần xét nghiệm đường huyết 12 mmol/L, nghĩa là > 11,1 mmol/L, nhưng không có triệu chứng lâm sàng thì không đủ chẩn đoán bệnh. Để có thể chẩn đoán đái tháo đường, bạn cần kiểm tra đường huyết đói (sau nhịn ăn 08 tiếng đồng hồ), HbA1c hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose.
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
Cho em hỏi với ạ, em 35 tuổi, 1m64 mà nặng 70kg, hơi thừa cân, huyết áp cũng đã ở mức 129/130 rồi. Đường huyết đo lúc đói là 6.0 vậy thì em đã bị tiểu đường/tiền tiểu đường chưa ạ? Liệu có phải làm xét nghiệm chuyên sâu gì ko ạ?
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@khoaledang73Chào bạn. Bạn có thể trạng béo phì (BMI = 26) nên nguy cơ tiền đái tháo đường và đái tháo đường cao hơn người bình thường. Xét nghiệm đường huyết đói 6.0 mmol/L là đang ở giới hạn sắp chuyển sang tiền đái tháo đường. Để khẳng định có bị tiền đái tháo đường hay đái tháo đường không thì cần làm thêm xét nghiệm HbA1c hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose.
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
Thưa bác sĩ, em mới phát hiện tiểu đường type 1 và bị sụt khá nhiều kg. Đo đường huyết mỗi ngày ổn định. Giờ em muốn tăng cân lại thì có nên tăng liều insulin hiện tại lên để ăn được nhiều hơn không ạ?
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@huyhoangd484Chào bạn. Chế độ ăn đái tháo đường nên hợp lý, cân đối giữa các thành phần đường, đạm, béo, xơ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Sau khi đường huyết ổn định một thời gian thì bạn sẽ lấy lại cân nặng bình thường. Không nên quá nôn nóng tăng cân lại bằng việc ăn nhiều hơn, vì thừa cân hay béo phì là yếu tố gây đề kháng insulin, khiến cho insulin hoạt động không còn hiệu quả.
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
Mẹ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, đã dùng thuốc được 2 năm nay, HbA1c 4.9%, nhưng đường huyết lúc đói 8.0 mmol/l. Mong được bác sĩ tư vấn ạ
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
@anhthu12Chào bạn. Trong trường hợp đường huyết đói còn cao mà HbA1c trong giới hạn thấp thì cần xem lại kết quả HbA1c có bị sai lệch gì hay không. Vì HbA1c là kết quả của sự gắn kết glucose vào huyết sắc tố (Hemoglobin, hay Hb). Trong trường hợp đời sống hồng cầu bị giảm do bệnh lý về huyết học, HbA1c có thể thấp giả tạo.
3 năm trước
Thích
Trả lời
1
Xem thêm 11 bình luận
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!