Bánh mì là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn sáng hàng ngày của người Việt. Cũng vì thế, tiểu đườ
... Xem thêmĐối tượng nên làm xét nghiệm sàn lọc tiểu đường , tiền tiểu đường.
Cho mình hỏi Ai nên làm xét nghiệm để sàng lọc, phát hiện tiểu đường hoặc tiền tiểu đường?
11 bình luận
Mới nhất
Nhà mà có người bị bệnh, hoặc thấy mệt mỏi, sút cân, khát nước, đi tiểu nhiều thì nên đi xét nghiệm ngay á bạn
Chào bạn,
Trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, người bệnh thường chủ quan do những triệu chứng bệnh khá mơ hồ. Tuy nhiên nếu có những dấu hiệu dưới đây thì bạn nên đi xét nghiệm tiểu đường ngay là: mờ mắt, đói thường xuyên, thường xuyên khát nước, sụt cân bất thường.
Ngoài ra: một số người cần được xét nghiệm tiểu đường sớm dù có hay không những dấu hiệu của căn bệnh này. Đó là:
- Những người có chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể) ở mức cao hơn 23, hay những người có những yếu tố nguy cơ ví dụ như huyết áp cao, cholesterol cao bất thường, lười vận động hay có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tiền sử bệnh tim.
- Những người trên 45 tuổi, đây là độ tuổi dễ mắc phải bệnh tiểu đường. Những người ở đồ tuổi này được khuyến khích nên đi xét nghiệm tiểu đường ít nhất 3 năm 1 lần
- Phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ cũng cần được kiểm tra tiểu đường 3 năm 1 lần. Ngoài ra những người mà gia đình có người bị tiểu đường hay bản thân có tiền sử lượng đường trong máu cao bất thường thì nên đi xét nghiệm.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ,
ThS.DS.GV Lê Thị Mai
Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.
Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ
Nếu mà thèm ngọt, hay khát nước, thừa cân, với nhà có ba mẹ bị thì nên đi xét nghiệm
Những đối tượng sau nên làm xét nghiệm để sàng lọc là
a) Người trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2) và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau:
- Có người thân đời thứ nhất (bố mẹ, anh chị em ruột, con đẻ) bị ĐTĐ.
- Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
- THA (HA ≥ 140/90 mmHg, hoặc đang điều trị THA).
- HDL cholesterol <0,9mmol/l và/hoặc triglyceride >2,8mmol/l.
- Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
- Các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin như béo phì, dấu gai đen (acanthosis nigricans).
- Ít hoạt động thể lực.
b) Phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít nhất mỗi 3 năm.
c) Tất cả mọi người từ tuổi 45 trở lên.
d) Nếu các kết quả bình thường, xét nghiệm sẽ được làm lại trong vòng 1- 3 năm sau hoặc ngắn hơn tùy theo kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ.
tất cả những người trưởng thành không có triệu chứng của bệnh nhưng có các yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh nên kiểm tra đường huyết định kỳ, còn những người không có yếu tố nguy cơ thì nên xét nghiệm kiểm tra khi tuổi ≥ 45 tuổi và lặp lại mỗi 1-3 năm sau đó.
Các đối tượng sau nên đi xét nghiệm tiểu đường:
Với những người có BMI ≥ 23 kg/m2 hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng với những nhiều hơn 1 yếu tố đi kèm như:
Ít vận động.
Gia đình có người bị tiểu đường.
Huyết áp tăng: có âm thu lớn hơn 140 mmHg, âm trương từ 90 mmHg hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp.
Những người có mỡ máu cao.
Những người có vòng bụng to (nam từ 90, nữ từ 80 trở lên).
Phụ nữ bị đa nang buồng trứng.
Phụ nữ bị đái tháo đường trong thai kỳ.
Những người có dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (béo phì, dấu gai đen...).
Từng mắc bệnh về tim mạch do xơ vữa động mạch.
Những người không có những yếu tố vừa kể trên nên đi xét nghiệm phát hiện sớm tiểu đường từ 45 tuổi trở lên.
Nếu kết quả xét nghiệm của bạn bình thường thì nên đi xét nghiệm định kỳ từ 1 - 3 năm/ lần. Có thể xét nghiệm sớm hơn tùy thuộc vào yếu tố nguy cơ mắc bệnh của từng người.