🔥 Bài đăng hot nhất

Cuộc thi Sống vui khỏe cùng tiểu đường - Sống trọn yêu thương

Chào mọi người, tôi phát hiện bị tiểu đường type 1 từ năm 2011. Sống chung với bệnh một thời gian dài như vậy, tôi cũng có nghiên cứu, tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cho bản thân mình. Sau một thời gian áp dụng thấy hiệu quả nên chia sẻ để mọi người cùng tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho những ai mắc bệnh như tôi.


Hiện tại tôi làm việc ở nhà là chủ yếu nên cũng linh hoạt trong việc chế biến món ăn. Chế độ ăn và sinh hoạt mỗi ngày của tôi như sau:

- 6h: Tôi thức dậy và uống 500ml nước ấm pha kèm 1 ít giấm táo & quế

- 7h: Tiêm insulin và đợi 15p trước khi ăn sáng

Bữa sáng: 1/2 chén cơm, 1 chén rau, 1 ít thịt/trứng/cá, 1 chén trái cây (Các loại quả mọng, dưa, đào, nho, táo, cam và xoài) hoặc 1 hộp sữa chua

- 10h: Nếu đói tôi sẽ ăn nhẹ 1 chén ngũ cốc dành cho người tiểu đường (loại tôi đang dùng là yến mạch, hạt chia, hạt lanh, hạt nhân, nho khô) và 1 trái chuối

- 12h: Tiêm insulin và đợi 15p trước khi ăn trưa

Bữa trưa: 1/2 chén cơm, 1 chén rau, 1 chén trái cây

- Nghỉ trưa 1 tiếng

- 15h: Ăn nhẹ ngũ cốc cho người tiểu đường

- 17h: tập thể dục 1 tiếng. Tôi thường chạy bộ ở gần nhà và công viên nhưng do dịch nên tôi chạy bộ trên máy và tập ở tạ ở nhà, Nơi tập phải thoáng mát

- 18h: Tiêm insulin và đợi 15p trước khi ăn tối

Bữa tối: 1/2 chén cơm, 1 chén rau, 1 ít thịt/trứng/cá, 1 chén trái cây


Một số lưu ý:

- Tôi thường kiểm tra lượng đường trong máu trước bữa ăn và 2 giờ sau bữa ăn

- Tôi áp dụng ăn ngược , ăn rau trước rồi ăn cơm, món mặn,… (giúp giảm hấp thu tinh bột, chất béo)

- Món mặn chủ yếu là món luộc vì dễ chế biến, ít mặn ít bột ngọt. Tôi thường dùng thịt nạc, ức gà, hạn chế ăn hải sản vì sợ gút

- Chia bữa ăn ra nhiều lần khoảng 5-6 cữ, mỗi lần mình ăn 1/2 chén cơm hoặc thay thế bằng loại củ như củ lang, củ môn , khoai sọ,..(nên dùng củ luộc)

- Không ăn nội tạng, mỡ động vật, các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga, đồ chế biến sẵn, các loại hoa quả sấy khô, chè,...


Tôi cũng gặp một số vấn đề về việc hồi phục vết thương nữa. Ngày trước ra ngoài vườn chơi, không may bị xước ở chân, tôi không để ý với cả do vết thương nhỏ nên nghĩ không sao. Chỉ 1 ngày sau vết thương sưng đỏ, rồi làm mủ nữa. Cả nhà vội vàng đưa đi viện, bác sĩ nói may mà đưa đi viện kịp thời, chứ không thì có không ít trường hợp bị hoại tử, cắt bỏ chân vì vết thương nhỏ.


Sau lần ấy, tôi cũng đọc thêm nhiều sách báo rồi tham khảo ý kiến bác sĩ nữa thì biết với những người bị tiểu đường tuýp thì ngay cả một vết cắt hay vết xước nhỏ cũng có thể biến thành vấn đề khá nghiêm trọng. Nguyên nhân là do người tiểu đường có lượng đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì thế, khi xuất hiện vết thương, vi khuẩn từ bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập và sinh sôi gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có hệ miễn dịch kém nên việc tự chữa lành vết thương sẽ lại càng khó khăn hơn bình thường.


Và dưới đây là cách chăm sóc vết thương cho người bị tiểu đường và giúp ngăn ngừa chấn thương.

1. Cách chăm sóc vết thương chưa nhiễm trùng

Với các vết thương nông và chưa nhiễm trùng, bạn có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà theo các bước:


Bước 1: Rửa sạch vết thương

Đầu tiên, bạn rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch nhẹ nhàng theo chiều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Sau khi rửa, bạn cần thấm khô bằng bông gạc sạch. Nếu thấy có dị vật trong vết thương, bạn có thể dùng nhíp đã khử trùng qua cồn y tế để loại bỏ. Trường hợp vết thương chảy máu, hãy lấy gạc hay mảnh vải sạch ép lên vết thương để cầm máu.

Bạn không nên rửa vết thương bằng oxy già vì chất này có tính sát khuẩn rất mạnh nên có thể gây tổn thương tới tế bào lành ở vết thương. Riêng với povidon iod, bạn có thể dùng để sát khuẩn sau khi rửa bằng nước muối sinh lý nhưng phải pha loãng. Nồng độ thường thấy ở hiệu thuốc là 10%, bạn cần pha lại theo tỷ lệ 1/10.


Bước 2: Thoa thuốc mỡ sát trùng

Bạn có thể mua các loại thuốc mỡ sát trùng, thoa vào vết thương để chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thoa lớp mỏng và phải sử dụng đúng như hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.


Bước 3: Băng vết thương

Với vết xước nhỏ, bạn có thể sử dụng băng keo cá nhân mà không cần dùng thuốc mỡ sát trùng. Tuy nhiên, nếu vết thương rộng hơn, bạn sẽ cần băng lại bằng gạc. Bạn nên chọn băng hydrocolloid hoặc gạc mỡ để giúp vết thương nhanh lành, hạn chế nguy cơ hình thành biến chứng bàn chân.

Trên thị trường có một số dung dịch xịt giúp ngừa vết loét và thay thế băng gạc thông thường như Urgo Sanyrene. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm này để giúp vết thương nhanh lành hơn.


Bước 4: Thay băng và theo dõi vết thương

Mỗi ngày, bạn cần thay băng ít nhất 2 lần sáng tối hoặc bất cứ khi nào thấy băng bị ướt hay bẩn. Mỗi lần thay băng mới, bạn hãy lặp lại các bước trên. Nếu vết thương tiến triển xấu xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ), hãy liên hệ với nhân viên y tế ngay.

Vết thương là vết bỏng có thể xuất hiện các nốt phồng rộp sau vài tiếng. Bạn không nên chọc vỡ các nốt này vì đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nếu các nốt bị vỡ, bạn xử lý như vết thương thông thường.


2. Cách chăm sóc vết thương sâu, đã nhiễm trùng

Với vết thương sâu hoặc nhiễm trùng bắt buộc phải có sự hỗ trợ từ bác sĩ. Vì vậy, bước đầu tiên bạn cần làm là đến bệnh viện thăm khám. Nếu có điều kiện, bạn nên đến các viện có khoa chăm sóc bàn chân cho người bệnh tiểu đường như bệnh viện Nội tiết trung ương.

Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể can thiệp cắt lọc vùng hoại tử và kê thêm kháng sinh, kháng viêm hay vitamin để tăng sức đề kháng. Người bệnh có vết thương nặng sẽ cần điều trị tại bệnh viện. Trường hợp nhẹ hơn, các bác sĩ có thể cho chăm sóc tại nhà và thăm khám định kỳ.


Nếu được phép chăm sóc vết loét bệnh nhân tiểu đường tại nhà, hãy lưu ý các điều sau:

- Thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu có dấu hiệu nhiễm trùng nặng hơn, hãy tới bệnh viện kiểm tra lại ngay.

- Không tự ý rắc kháng sinh vào vết loét hoặc đắp lá theo kinh nghiệm dân gian. Điều này có thể tạo các ổ loét sâu dưới da trong khi bề mặt vết thương vẫn khô.

- Tránh tì đè vào vết thương mà hãy kê cao chân, xoay trở người bệnh thường xuyên nếu vết thương ở vùng lưng, mông hay xương cụt. Bạn có thể dùng găng tay y tế mua tại hiệu thuốc, bơm đầy nước và buộc chặt, sau đó đặt dưới các vùng vết thương của người bệnh. Cách này sẽ giúp giảm áp lực rất tốt.


Bạn có thể mua các loại thuốc mỡ sát trùng, thoa vào vết thương để chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thoa lớp mỏng và phải sử dụng đúng như hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.


Những bệnh như thế này thì phải cần phối hợp nhiều yếu tố. Chớ ỷ lại phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc nhưng ăn uống, sinh hoạt lại không điều độ, dinh dưỡng thiếu...thì không thể nào phát huy công dụng tốt nhất của thuốc được! Chúc mọi người nhiều sức khỏe và lạc quan nhé.

Cuộc thi Sống vui khỏe cùng tiểu đường - Sống trọn yêu thương Cuộc thi Sống vui khỏe cùng tiểu đường - Sống trọn yêu thương 
Cuộc thi Sống vui khỏe cùng tiểu đường - Sống trọn yêu thương Cuộc thi Sống vui khỏe cùng tiểu đường - Sống trọn yêu thương 
Cuộc thi Sống vui khỏe cùng tiểu đường - Sống trọn yêu thương Cuộc thi Sống vui khỏe cùng tiểu đường - Sống trọn yêu thương 
12
12k
6 Bình luận

6 bình luận

Xin hỏi bạn tiểu đường type 1 sao phải tiêm insuline vậy? Chỉ số gluco là bao nhiêu ?

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chúc bạn khỏe manh, đường huyết luôn ổn định nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời

Gia đình mình cũng có người thân đang bị tiểu đường, mình sẽ áp dụng thử chế độ sinh hoạt như bạn nhé. Cám ơn bạn rất nhiều luôn.

1 năm trước
Thích
Trả lời

Với lại các vết thương nên tránh nước. Em cũng tuýp 1 thường sau 5- 7 ngày các vết xước nhẹ sẽ lành

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chúc bạn may mắn

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chị mình cũng bị tiểu đường hay dùng sữa chua Hy Lạp. Loại này là một phiên bản sữa chua đậm đặc hơn và nhiều kem hơn sữa chua thông thường => chứa nhiều Protein và ít đường hơn. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường đấy.

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!