CUỘC THI SỐNG VUI KHOẺ CÙNG TIỂU ĐƯỜNG - DÙ KHÔNG ĐÁNH BẠI ĐƯỢC TIỂU ĐƯỜNG NHƯNG CHÚNG TA CÓ CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA

Ba chồng mình năm nay 60 tuổi . Ông phát hiện bệnh tiểu đường khi ông 53 tuổi . Khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, việc chấp nhận và học cách sống chung với bệnh là quá trình đầy khó khăn cho ba. bệnh đòi hỏi ba phải theo dõi sát sao,luôn phải giám sát bệnh mỗi ngày mỗi giờ bất kể chuyện gì xảy ra. Bản thân các phương pháp điều trị bệnh bác sĩ đưa ra không phức tạp, nhưng việc phải kiểm soát bệnh mỗi ngày tạo sự căng thẳng cho ba .Sống chung với bệnh tiểu đường đòi hỏi ba phải dành rất nhiều năng lượng cũng như có sự chuẩn bị về tâm thần và tâm lý.qua quá trình đồng hành và quan sát cùng ba thì mình xin chia sẻ kinh nghiệm Khi bạn hoặc người thân , bạn bè mắc phải căn bệnh này , mọi người sẽ thấy quá tải, thất vọng hoặc kiệt sức bởi những khó khăn hàng ngày của bệnh tiểu đường, và bởi những nhu cầu tự chăm sóc bản thân không ngừng nghỉ, thường là gánh nặng, có khả năng dẫn đến tức giận, trầm cảm, sợ hãi, và thậm chí vô vọng . Tuy nhiên mọi người có thể duy trì chất lượng cuộc sống với bệnh mạn tính này nếu nắm vững các quy tắc sau.


Dinh dưỡng


Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị bệnh tiểu đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ, cân bằng cả về số lượng và chất lượng các thành phần dinh dưỡng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng và đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe.


Vì vậy, đối với bệnh nhân nên cần lưu ý các thức ăn hằng ngày.


Hạn chế sử dụng các thực phẩm tăng đường huyết nhanh như (khoai lang nướng, bánh mỳ, bột dong, đường kính, mật ong.

Tránh ăn các thức ăn: thịt mỡ, nội tạng động vật, dầu cọ, dầu dừa, hoặc các thực ăn chiên rán kỹ.

Không nên sử dụng lại dầu đã sử dụng ở nhiệt độ cao: xào, rán…

Chọn các dầu thực vật thay thế cho mỡ động vật: dầu đậu nành, dầu hướng dương…

Chọn thực phẩm có ít chất béo bão hòa như: cá, thịt nạc, đậu phụ, lạc, vừng.

Có thể sử dụng trứng 2-4 quả/tuần, ăn cả lòng đỏ và lòng trắng.

Vận động


Tăng hoạt động thể lực giúp làm cải thiện đường huyết, kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Kết hợp luyện tập thể lực với can thiệp dinh dưỡng sẽ có hiệu quả giảm HbA1c nhiều hơn.


Trước khi bắt đầu chương trình luyện tập thể lực, bệnh nhân đái tháo đường nên được kiểm tra các biến chứng có thể ảnh hưởng bởi vận động thể lực cường độ cao: bệnh mạch vành, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh ngoại biên và biến chứng bàn chân đái tháo đường. Không tập thể dục nếu glucose huyết >14,0 hoặc <5,5 mmol/L, hoặc cảm thấy đói, mệt.


Người bệnh nên chọn hình thức hoạt động thể lực phù hợp mà có thể duy trì lâu dài. Đi bộ là hình thức vận động thuận tiện về thời gian và không tốn chi phí.


Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp.

Có thể thay thế bằng cách chia nhỏ thời gian tập thể dục trong ngày. Ví dụ: đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút.

Những hoạt động tăng tiêu thụ năng lượng hàng ngày có lợi cho kiểm soát đái tháo đường: làm vườn, đi bộ lên cầu thang, lau nhà,…

Tránh ngồi kéo dài và mỗi 20 tới 30 phút nên đứng dậy đi lại.

Một số hình thức thể dục khác có lợi ích như thể dục dưới nước phù hợp với người bị thoái hoá khớp: bơi lội, đi bộ nhanh trong nước. Việc chẩn đoán sớm có thể được thực hiện thông qua xét nghiệm lượng đường trong máu với chi phí tương đối thấp.


Các biện pháp can thiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa khả thi ở các nước thu nhập thấp và trung bình bao gồm: kiểm soát đường huyết, đặc biệt là ở bệnh đái tháo đường loại 1.


Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường loại 1 cần điều trị bằng tiêm insulin, đái tháo đường loại 2 có thể điều trị bằng thuốc uống. Bên cạnh việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, kiểm tra đường huyết thường xuyên, thì người bệnh nên chăm sóc bàn chân thường xuyên (bệnh nhân tự chăm sóc bằng cách giữ vệ sinh chân; đi giày dép phù hợp; tìm kiếm sự chăm sóc chuyên nghiệp để kiểm soát vết loét; và kiểm tra chân thường xuyên bởi các chuyên gia y tế).


Hiện nay tỷ lệ người bị bệnh tiểu đường nhưng chưa được chẩn đoán trong cộng đồng còn rất cao. Nguy hiểm hơn, 50% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường còn thờ ơ với các biến chứng của bệnh, từ đó khiến bệnh ngày càng trầm trọng, khó kiểm soát hơn. Do đó mọi người cần tầm soát tiểu đường, trong đó bao gồm cả những đối tượng trong hoặc không trong nhóm nguy cơ và tầm soát biến chứng tiểu đường khi đã mắc bệnh.


Cuối cùng mình xin chúc tất cả thành viên trong cộng đồng tiểu đường sẽ vượt qua được những thay đổi trong cuộc sống khi sống chung cùng căn bệnh tiểu đường của bản thân hoặc người thân nhé .

CUỘC THI SỐNG VUI KHOẺ CÙNG TIỂU ĐƯỜNG - DÙ KHÔNG ĐÁNH BẠI ĐƯỢC TIỂU ĐƯỜNG NHƯNG CHÚNG TA CÓ CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA CUỘC THI SỐNG VUI KHOẺ CÙNG TIỂU ĐƯỜNG - DÙ KHÔNG ĐÁNH BẠI ĐƯỢC TIỂU ĐƯỜNG NHƯNG CHÚNG TA CÓ CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA 
CUỘC THI SỐNG VUI KHOẺ CÙNG TIỂU ĐƯỜNG - DÙ KHÔNG ĐÁNH BẠI ĐƯỢC TIỂU ĐƯỜNG NHƯNG CHÚNG TA CÓ CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA CUỘC THI SỐNG VUI KHOẺ CÙNG TIỂU ĐƯỜNG - DÙ KHÔNG ĐÁNH BẠI ĐƯỢC TIỂU ĐƯỜNG NHƯNG CHÚNG TA CÓ CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA 
CUỘC THI SỐNG VUI KHOẺ CÙNG TIỂU ĐƯỜNG - DÙ KHÔNG ĐÁNH BẠI ĐƯỢC TIỂU ĐƯỜNG NHƯNG CHÚNG TA CÓ CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA CUỘC THI SỐNG VUI KHOẺ CÙNG TIỂU ĐƯỜNG - DÙ KHÔNG ĐÁNH BẠI ĐƯỢC TIỂU ĐƯỜNG NHƯNG CHÚNG TA CÓ CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA 
CUỘC THI SỐNG VUI KHOẺ CÙNG TIỂU ĐƯỜNG - DÙ KHÔNG ĐÁNH BẠI ĐƯỢC TIỂU ĐƯỜNG NHƯNG CHÚNG TA CÓ CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA CUỘC THI SỐNG VUI KHOẺ CÙNG TIỂU ĐƯỜNG - DÙ KHÔNG ĐÁNH BẠI ĐƯỢC TIỂU ĐƯỜNG NHƯNG CHÚNG TA CÓ CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA 
CUỘC THI SỐNG VUI KHOẺ CÙNG TIỂU ĐƯỜNG - DÙ KHÔNG ĐÁNH BẠI ĐƯỢC TIỂU ĐƯỜNG NHƯNG CHÚNG TA CÓ CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA CUỘC THI SỐNG VUI KHOẺ CÙNG TIỂU ĐƯỜNG - DÙ KHÔNG ĐÁNH BẠI ĐƯỢC TIỂU ĐƯỜNG NHƯNG CHÚNG TA CÓ CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA 
11
12k
4 Bình luận

4 bình luận

Giờ quá trời người bị tiểu đường luôn, cảm ơn bài chia sẻ của bạn

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chia sẻ chi tiết, chúc may mắn

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chia sẻ chi tiết quá, chúc bạn may mắn nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời

bài viết của bạn rất tích cực, hình ảnh đẹp mắt

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!