🔥 Bài đăng hot nhất

Cuộc thi Đường huyết an toàn - kiểm soát đường huyết ở người bệnh tiểu đường

1. Đậu và các loại bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp hơn bánh mì trắng hoặc pasta thông thường.

A. Đúng


2. Để ngăn nguy cơ hạ đường huyết nguy hiểm trong đêm, người bệnh tiểu đường cần làm gì trước khi ngủ?

C. Kiểm tra mức đường huyết và ăn đồ ăn nhẹ


3. Hãy chia sẻ bí quyết của riêng bạn để kiểm soát đường huyết hiệu quả khi đường huyết tăng hoặc giảm bất thường.

Để điều trị bệnh tiểu đường, ngoài việc phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh tiểu đường cần thực hiện một vài giải pháp sau:

1. Thể dục thể thao

Rèn luyện tập thể dục thể thao hàng ngày một cách phù hợp thì có thể hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát bệnh bởi nhờ tác dụng hạ đường huyết, giảm các nguy cơ mắc biến chứng do đái tháo đường gây ra.

Các môn thể thao phù hợp đó là đi bộ, đi bộ nhanh, đạp xe, yoga,...

Người bị tiểu đường không nên cố gắng quá sức, tập nhiều vào một ngày. Mỗi ngày nên tập 30 phút, đều đặn ít nhất 5 ngày/tuần để đường huyết ổn định.

2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Nên chia thành nhiều bữa nhỏ để tránh đường huyết nhiều sau khi ăn. Có thể chia thành 5 - 6 bữa trong ngày. Những người điều trị Insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, nên ăn thêm bữa phụ trước khi ngủ.

Ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe từ mỗi nhóm thực phẩm, đặc biệt ăn nhiều chất xơ uống đủ nước, tránh các thực phẩm chế biến có nhiều đường, muối và chất béo.

3. Đo đường huyết để theo dõi bệnh

Lượng đường huyết trong máu tăng cao thường xuyên sẽ gây ra nhiều biến chứng như tổn thương thần kinh, cao huyết áp, đột quỵ,... vì vậy theo dõi lượng đường huyết trong máu vô cùng quan trọng. Có 4 thời điểm tốt nhất để đo đường huyết:

- Lúc sáng sớm khi vừa ngủ dậy: dao động từ 5 -7mmol/L

- Trước khi ăn: dao động từ 4 - 7mmol/L

- Sau khi ăn 1 - 2 giờ: khoảng 10mmol/L

- Trước khi đi ngủ: dao động từ 6 - 8mmol/L

4. Ngủ đủ giấc và tinh thần lạc quan

Tránh thức khuya, nên có giờ giấc ngủ - dậy cố định. Ít nhất là 6 tiếng/ngày.

Sống lạc quan để luôn khỏe mạnh, giúp người bệnh sống chung và chiến thắng bệnh tật.

5. Khám sức khỏe định kỳ

Thường xuyên thăm khám, tuân theo lời khuyên của bác sĩ.


Đó là những gì mà tôi biết khi chăm sóc người thân bị tiểu đường. Mong được mọi người góp ý ạ.

8
8
2 Bình luận

2 bình luận

chúc bạn may mắn nhé

2 năm trước
Thích
Trả lời

Chúc bạn may mắn nhé

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!