Em mới có 35 tuổi bị tiểu đường mà sút cân gần 8kg trong 3 tháng. Cho e hỏi nên ăn gì để tăng cân mà đường huyết vẫn ổn định ạ? Trẻ mà bị tiểu đườn
... Xem thêmCuộc thi Đường huyết an toàn - Bí quyết giữ đường huyết ổn định
1. Đậu và các loại bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) thấp hơn bánh mì trắng hoặc pasta thông thường.
A. Đúng
2. Để ngăn nguy cơ hạ đường huyết nguy hiểm trong đêm, người bệnh tiểu đường cần làm gì trước khi ngủ?
C. Kiểm tra mức đường huyết và ăn đồ ăn nhẹ
3. Hãy chia sẻ bí quyết của riêng bạn để kiểm soát đường huyết hiệu quả khi đường huyết tăng hoặc giảm bất thường.
Mẹ tôi bị tiểu đường tuyp 2, 15 năm rồi, nay bà cũng lớn tuổi, việc kiểm soát đường huyết cho người lớn tuổi thực sự rất khó khăn vì nó cần sự kiên trì, sự hợp tác rất lớn. Tôi luôn động viên mẹ ăn uống chừng mực và tập thể dục cùng bà, cùng bà đi bộ mỗi ngày có hôm khỏe bà đi 45 phút, có hôm không khỏe thì đi 15 phút là nghỉ.
Tôi luôn lên thực đơn sẵn cho mẹ, nấu ăn ở nhà để đảm bảo dinh dưỡng vì thức ăn ở ngoài quán thường nêm nếm nhiều đường và dầu mỡ. Mỗi bữa ăn tôi định cho bà hơn nửa chén cơm nhỏ kèm thức ăn nhiều rau xanh, rau củ quả ít tinh bột ít đường, kết hợp phong phú với thực phẩm giàu đạm và luôn đi kèm một chén canh vì người già thường không thích ăn khô khan. Luôn thay đổi thực đơn cho bà khỏi nhàm chán, có hôm thì nấu cháo, súp hoặc là bún. Cũng không ép bà kiêng khem quá nhiều, người lớn tuổi lại thường hay đói bụng nên mỗi ngày của bà được chia làm 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
Mặc dù đã kiểm soát rồi nhưng đường vẫn thích thì tăng thích thì giảm bất chợt. Một phần là do lớn tuổi hôm nào mất ngủ thì đường cũng bị tăng, có hôm mẹ không khỏe thì đường cũng tăng những lúc như vậy thì cho mẹ uống nhiều nước kết hợp vận động nhẹ nhàng. Chỉ số đường huyết tăng 1 hoặc vài số cũng không cần phải quá sốt ruột đâu ạ, mình cứ điều chỉnh dần lại từ từ sẽ ổn định lại. Nếu chỉ số đường huyết tăng quá mức luôn thì nên nhanh chóng nhập viện.
Lúc đường huyết hạ, mẹ tôi sẽ thấy hoa mắt chóng mặt, tay chân bủn rủn, tim đập nhanh những lúc thế này thì nhanh chóng cho bà ăn một ít bánh ngọt hoặc kẹo hoặc ly sữa ấm có đường hoặc ly nước ấm khoảng 15gr đường. Nếu phản ứng tốt thì sẽ từ từ tỉnh lại và bình thường. Sau đó đưa mẹ vào bệnh viện để bác sĩ kiểm tra lại.
Sau nhiều năm chăm sóc người nhà bị bệnh tiểu đường tôi rút ra được một ít kinh nghiệm sau:
- Nên có một máy đo đường huyết tại nhà để tự kiểm tra
- Ăn uống lành mạnh: Kiêng đường ngọt; hạn chế tinh bột, chất béo và muối; ăn vừa đủ đạm, ăn nhiều chất xơ và uống đủ nước.
Tiểu đường thì hạn chế tinh bột nên chuyển qua ăn gạo lức, bánh mì đen,bún gạo lức thay vì ăn gạo trắng nhiều. Không được kiêng hẳn tinh bột, vì người không ăn tinh bột thì sẽ rất yếu ớt, không đủ sức nếu phải làm việc. Mỗi bữa có
thể ăn cỡ nửa chén cơm nhỏ . Ăn nhiều chất xơ, Ăn theo thứ tự, rau xanh, chất xơ, canh, thịt cá, rồi mới đến cơm.
Nên ăn đúng giờ, không ăn vặt dể làm tăng chỉ số đường huyết, không uống nước ép ngay sau bữa ăn.
- Tập thể dục hợp lý: Vận động ít nhất 30 phút/ngày trong ít nhất 05 ngày/tuần, có thể đi bộ, đạp xe đạp, tập yoga, đi bơi...
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ: Thuốc uống hoặc thuốc tiêm, tùy theo tình
trạng đái tháo đường ban đầu do bác sĩ điều trị chỉ định.
- Tái khám đều đặn để được điều chỉnh chế độ điều trị phù hợp.
Trên đây là những kiến thức, kinh nghiệm mà tôi biết được khi chăm sóc mẹ mình xin chia sẻ cùng mọi người ạ. Cảm ơn mọi người đã đọc.
Thả tim ủng hộ bài nhé. Cảm ơn!
31 bình luận
Mới nhất
chúc chị đạt giải ạ
Chúc bạn đạt giải nhen
Kinh nghiệm ổn định đường huyết của bạn rất hay, chúc may mắn
Bạn chia sẻ những điều rất bổ ích, chúc bạn đạt giải
kinh nghiệm của bạn rất bổ ích mình nghĩ có thể áp dụng
Chúc mọi người luôn khỏe mạnh, an vui.
Chúc mọi người luôn khỏe mạnh, an vui.
Cảm ơn tất cả mọi người đã thả tim và bình luận ủng hộ ạ
Giờ rất nhiều người bị bệnh tiểu đường, em mình mới 32 tuổi cũng phát hiện bị tiểu đường. Mọi người hãy giữ gìn sức khỏe nhé.
chúc bạn đạt giải nhé