Em mới có 35 tuổi bị tiểu đường mà sút cân gần 8kg trong 3 tháng. Cho e hỏi nên ăn gì để tăng cân mà đường huyết vẫn ổn định ạ? Trẻ mà bị tiểu đườn
... Xem thêmCó phải triệu chứng bị tiểu đường
Mình 30 tuổi, mắt hay bị mờ và hay chóng mặt. Mọi người cho hỏi đây có phải triệu chứng tiểu đường không? 5 năm trước mình có bị tiểu đường thai kỳ thì có liên quan hay khả năng cao bây giờ bị tiểu đường không ?
6 bình luận
Mới nhất
Xin chào bạn,
Những người có tiền căn tiểu đường thai kì là một trong các yếu tố nguy cơ cao mắc tiểu đường sau này
Tiểu đường thường biểu hiện với các triệu chứng thường gặp như uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, tê bì chân tay, mờ mắt,… Nếu bạn có những biểu hiện trên thì bác sĩ khuyên bạn nên đi khám để xét nghiệm kiểm tra bạn nhé
Xin chào bạn,
Những người có tiền căn tiểu đường thai kì là một trong các yếu tố nguy cơ cao mắc tiểu đường sau này
Tiểu đường thường biểu hiện với các triệu chứng thường gặp như uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều, sụt cân, tê bì chân tay, mờ mắt,… Nếu bạn có những biểu hiện trên thì bác sĩ khuyên bạn nên đi khám để xét nghiệm kiểm tra bạn nhé
Thân mến
Bạn nên đi khám xem chỉ số đường huyết thế nào, vì mắt mờ, chóng mặt còn nhiều nguyên nhân khác nữa
Bạn đi làm xét nghiệm tiểu đường thử
Cũng có thể là thiếu máu bạn ơi
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tình trạng mắt mờ và chóng mặt có thể là một trong những triệu chứng của tiểu đường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác. Để chẩn đoán chính xác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn.Về việc bạn từng bị tiểu đường thai kỳ 5 năm trước, điều này có thể tăng nguy cơ bạn bị tiểu đường trong tương lai. Tuy nhiên, không thể khẳng định rằng bạn đã bị tiểu đường mà không có thông tin và kiểm tra cụ thể. Để biết chính xác, bạn nên thực hiện xét nghiệm đo đường huyết và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Ngoài ra, việc có triệu chứng tiểu đường trong thai kỳ cũng có thể tăng nguy cơ bạn bị tiểu đường tuýp 2 sau này. Điều này đòi hỏi bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện và điều trị sớm nếu có bất kỳ vấn đề nào.
Tuy nhiên, để có câu trả lời chính xác và chi tiết hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra đánh giá và chẩn đoán chính xác cho tình trạng sức khỏe của bạn.
Chuyên mục liên quan